Cadimi (Cd) là kim loại nặng độc hại có thể tích tụ trong đất và cây trồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu không được kiểm soát. Cây trồng không chủ đích hấp thu Cadimi, nhưng do Cadimi tồn tại ở dạng ion hòa tan trong đất, rễ cây vẫn có thể vô tình hút vào và tích tụ lại theo thời gian. Đặc biệt với cây sầu riêng, một loại cây ăn trái giá trị cao, việc kiểm soát dư lượng Cadimi không chỉ là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn là yếu tố kiên quyết trong tiêu chuẩn đầu ra trên thị trường xuất khẩu.
Cadimi là gì?
Cadimi (Cadmium – Cd) là một kim loại nặng tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh. Thường xuất hiện dưới dạng hợp chất như cadimi oxit, cadimi clorua, cadimi sunfua, cadimi sunfat. Cadimi không phải là dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng hay con người và có thể gây hại nếu tồn tại ở nồng độ cao trong đất hoặc thực phẩm.
Nguyên nhân tồn dư Cadimi trong đất và cây chủ yếu xuất phát từ việc sử dụng phân bón hóa học, đặc biệt là phân lân có chứa Cadimi tự nhiên trong quặng phosphate; thuốc bảo vệ thực vật cũ có thành phần kim loại nặng; nguồn nước tưới bị ô nhiễm từ nước thải công nghiệp; bụi và khí thải từ các nhà máy luyện kim, xi mạ; cũng như việc sử dụng chất thải sinh hoạt, bùn thải hoặc phân hữu cơ chưa qua xử lý đúng cách. Những nguồn này khi tích tụ lâu dài sẽ khiến Cadimi thâm nhập vào đất và bị cây hấp thu, gây nguy cơ tồn dư trong nông sản.
Giới hạn Cadimi trong thực phẩm và phân bón
Trong thực phẩm:
Theo QCVN 8-2:2011/BYT, giới hạn tối đa Cadimi cho các loại trái cây nhiệt đới là 0,1 mg/kg.
Trong phân bón:
Theo Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT, hàm lượng Cadimi tối đa cho các loại phân bón hữu cơ, có nguồn gốc từ than bùn, rác thải, phế phẩm nông nghiệp là 5 mg/kg.
Riêng các loại phân lân như super phosphat đơn/kép, DAP,… có giới hạn tối đa là 12 mg/kg.
Tác hại của Cadimi đến sức khỏe con người
Cadimi là một chất độc tích lũy sinh học, có nghĩa là nó sẽ tích tụ trong cơ thể theo thời gian và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với con người, dù ở nồng độ thấp:
- Hệ hô hấp: Gây viêm phổi, viêm phế quản, suy giảm chức năng phổi khi hít phải.
- Hệ tiêu hóa: Gây ngộ độc cấp tính khi nuốt phải, ảnh hưởng gan và thận.
- Ung thư: Được WHO và IARC xếp vào nhóm chất gây ung thư cho người.
- Ảnh hưởng thần kinh: Cadimi tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, sinh sản và các cơ quan khác.
Vì sao Cadimi có trong cây sầu riêng?
Cadimi có thể xâm nhập vào cây sầu riêng qua nhiều con đường:
- Đất ô nhiễm: Nhiều vùng đất canh tác bị nhiễm Cadimi từ hoạt động khai khoáng, công nghiệp hoặc do tồn dư hóa chất nông nghiệp.
- Đất có pH thấp: Đất chua (pH < 5) khiến Cadimi dễ hòa tan và hấp thụ qua rễ cây. Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn làm thay đổi pH đất.
- Phân bón và thuốc BVTV: Một số phân lân và phân hóa học chứa Cadimi từ quặng photphat. Việc sử dụng phân bón kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc sẽ làm Cadimi tích tụ trong đất ngày càng cao.
Giải pháp giảm thiểu Cadimi trong vườn sầu riêng
1. Cải tạo đất và quản lý canh tác
- Điều chỉnh pH đất: Bón vôi nông nghiệp để nâng pH lên khoảng 5,5 – 6,5 giúp giảm khả năng hấp thụ Cadimi.
- Cải thiện hệ thống thoát nước: Hạn chế tình trạng tích nước gây chua hóa đất.
- Giám sát nguồn nước tưới: Tránh tưới nước từ nguồn bị ô nhiễm kim loại nặng. 2.
2. Sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh an toàn
- Ưu tiên phân hữu cơ vi sinh có kiểm định chất lượng:
Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không chứa Cadimi vượt mức cho phép. - Tăng cường hệ vi sinh đất bằng Trichoderma, Bacillus, Pseudomonas…
Các chủng vi sinh này giúp phân giải lân chậm tan, cải tạo đất, giải độc kim loại nặng và ngăn Cadimi xâm nhập vào rễ cây.
Gợi ý sản phẩm an toàn, thân thiện với đất và cây trồng:
Tên sản phẩm | Thành phần chính | Công dụng nổi bật |
Best-Tricho, Anvi-Tricho | Nấm Trichoderma spp. | Phân giải chất độc trong đất, tăng đề kháng cho cây |
HTO Tri-Mix, Shaphia, Sunny, Green | Hỗn hợp 8 chủng vi sinh | Cải tạo đất toàn diện, giữ ẩm, cung cấp dinh dưỡng hữu cơ |
3. Áp dụng canh tác bền vững
- Không lạm dụng phân bón hóa học.
- Luân canh và xen canh hợp lý để cải thiện kết cấu đất và giảm tồn dư Cadimi.
- Tập huấn kỹ thuật cho nông dân nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm và giải pháp khắc phục.
Kết luận
Ô nhiễm Cadimi trong đất trồng sầu riêng là vấn đề nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và xử lý nếu người trồng áp dụng đúng kỹ thuật cải tạo đất, sử dụng phân bón vi sinh chất lượng và duy trì độ pH đất hợp lý, hướng tới canh tác bền vững, vì một nền nông nghiệp sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Chọn Hi-tech Organic – Chọn sự an tâm cho mùa màng của bạn!
Để biết thêm các thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc liên hệ mua hàng, quý bà con nhà nông vui lòng gọi đến Hotline 0933 921 349. Hoặc liên hệ Fanpage Phân hữu cơ Hi-tech Organic để được tư vấn thêm.
Hiện nay, Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành và Công ty Cổ phần Hi-tech Organic đang mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc cùng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn. Quý đối tác, đại lý kinh doanh VTNN có nhu cầu hợp tác thương mại, vui lòng liên hệ Hotline 0933 921 349 để được đội ngũ liên hệ tư vấn miễn phí.