Tại Việt Nam, cây dừa được trồng phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Bến Tre được mệnh danh là “thủ phủ dừa” với diện tích trồng và sản lượng cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, các tỉnh như Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng cũng có vùng trồng dừa rộng lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây dừa, cách chọn đất trồng phù hợp, và hướng dẫn bón phân hiệu quả cho từng giai đoạn sinh trưởng, từ cây con đến lúc cho trái.
1. Nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho cây dừa
Cây dừa là loại cây công nghiệp dài ngày, có nhu cầu dinh dưỡng cao, đặc biệt là các nguyên tố Kali (K), Lưu huỳnh (S) và Clo (Cl):
– Kali (K): Giúp tăng khả năng tạo cơm và dầu trong trái dừa. Bón đầy đủ kali từ giai đoạn cây con giúp dừa phát triển mạnh, ra hoa sớm, sai trái và tăng năng suất 15–20%. Kali còn hỗ trợ tăng số buồng, số hoa cái, cải thiện tỷ lệ đậu trái và kích thước trái, đồng thời nâng cao sức đề kháng với bệnh đốm lá.
– Lưu huỳnh (S): Góp phần tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất khác như đạm, lân, kali. Ngoài ra, lưu huỳnh thúc đẩy quá trình tổng hợp dầu và đường trong trái, làm dừa to, nhiều nước và chất lượng hơn. Cũng có vai trò trong tăng cường sức đề kháng với sâu bệnh và điều kiện bất lợi như hạn, mặn.
– Clo (Cl): Được coi là nguyên tố đa lượng đối với cây dừa. Clo giúp cây phát triển thân mạnh mẽ, tăng khả năng kháng bệnh, đồng thời hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng như kali, lân, canxi và magiê.

2. Đặc điểm đất trồng phù hợp cho dừa
Cây dừa thích hợp trồng ở nhiều loại đất, nhưng lý tưởng nhất là:
+ Đất phù sa, đất thịt pha cát, có khả năng thoát nước tốt.
+ Tầng canh tác ít nhất 0,5 m.
+ Độ pH đất từ 5,5 – 7,0.
Tránh trồng dừa ở vùng đất dễ ngập úng hoặc bị khô hạn kéo dài. Ở vùng đất mặn, cây vẫn sống được nhưng năng suất và kích thước trái thường thấp.
Kỹ thuật trồng theo từng điều kiện địa hình:
+ Vùng đất thấp: Trồng trên mô cao 30–40 cm, đường kính 60–80 cm. Trộn đất với 5–10 kg phân hữu cơ + 0,5 kg phân lân. Để mô ủ 1–2 tuần trước khi trồng.
+ Vùng đất cao: Đào hố 60 x 60 x 60 cm, trộn đất mặt với phân hữu cơ hoai mục và phân lân, sau đó lấp lại như mô trồng.

3. Hướng dẫn bón phân cho dừa hiệu quả
3.1. Bón lót
Mỗi hố trồng cần bón:
+ 10 – 15 kg phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ Hi-tech Organic.
+ Kết hợp 0,3 – 0,5 kg NPK 16-16-8.
– Lấp hố trước khi trồng ít nhất 15–20 ngày để đất ổn định, tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng.
3.2. Bón thúc
a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản (trước khi cây ra hoa)
Đây là lúc cây dừa cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Mỗi năm, bà con nên bón thúc cho mỗi cây từ 300 – 600g sunfat đạm, 200 – 300g lân, và 300 – 600g KCl.
Bà con cũng có thể thay thế bằng 0,5 – 1kg NPK 16-16-8 cùng với 0,5kg KCl. Nên chia đều phân bón thành 2 – 3 lần trong năm để đảm bảo cây hấp thụ tốt nhất. Mỗi năm, lượng phân bón nên tăng dần để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cây.
b. Thời kỳ kinh doanh (khi cây bắt đầu cho quả)
Bà con cần tăng lượng phân bón. Mỗi cây nên được bón từ 0,6 – 1kg sunfat đạm, 0,5 – 1kg lân, và 0,5 – 1kg KCl. Có thể thay thế bằng 1 – 2kg NPK 16-16-8 và 1kg KCl. Phân bón cũng nên được chia thành 2 – 3 lần trong năm để cây phát triển ổn định.
Lưu ý: Bà con có thể đào rãnh hoặc 4 – 5 hốc quanh gốc cây (cách gốc khoảng 0,5 – 1m), rải phân vào rồi lấp đất lại.
Nếu lá dừa vẫn vàng sau khi bón đủ lượng phân, bà con nên bón thêm 200g Sắt Sunphat và 100g Kẽm Sunphat cho mỗi cây.
3.3. Cách bón hiệu quả
Bà con có thể chọn 1 trong các cách như sau:
+ Bón vòng tròn: Đào rãnh xung quanh gốc và theo hình chiếu của tán, đào sâu từ 15-20cm, bón phân và lấp đất lại.
+ Bón theo hốc: Đào 4 – 8 hốc nhỏ (kích thước: đường kính 60cm sâu 20cm) xung quanh gốc dừa theo hình chiếu của tán, bón phân xuống hốc, lấp đất lại.
+ Xới nhẹ đất trong vùng tập trung nhiều rễ, cách gốc từ 1,5 – 2,5m (tùy theo tuổi của cây), rải đều, khỏa đất lấp kín phân hoặc phủ mụn dừa hay lá dừa lên trên. – Số lần bón phân: Bón 02 lần/năm (đầu mùa mưa và cuối mùa mưa).
4. Lưu ý khi bón phân cho cây dừa
Cần làm sạch cỏ quanh gốc trước khi bón phân.
Bổ sung muối ăn với lượng từ 100 – 200 gam/cây/năm (bón vào đầu mùa mưa, cho muối vào túi vải thưa bỏ trên ngọn dừa hoặc trộn với phân hữu cơ vi sinh, 5 tro trấu).
Duy trì dưỡng chất trong đất bằng phân hữu cơ và các sản phẩm phụ từ dừa.
Duy trì tính bền vững trong canh tác và đảm bảo an toàn đối với môi trường, con người và vật nuôi. + Giảm tối đa ô nhiễm đất, nước, không khí.

Hiện nay, Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành và Công ty Cổ phần Phân bón Hi-tech Organic đang mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc cùng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn. Quý đối tác, đại lý kinh doanh VTNN có nhu cầu hợp tác thương mại, vui lòng liên hệ Hotline 0933 921 349 để được đội ngũ liên hệ tư vấn miễn phí.