Rầy xanh là một trong những vấn đề nan giải của người trồng sầu riêng trong suốt nhiều năm qua. Một trong những tác hại của rầy xanh gây ra có thể kể đến như làm cháy lá, rụng lá. Thậm chí, sầu riêng bị chết đọt khô cành cũng là một trong những tác hại của rầy xanh đối với sầu riêng.
1. Đặc điểm của rầy xanh trên cây sầu riêng
1.1 Rầy xanh trưởng thành (2 – 21 ngày tuổi):
Thân dài từ 2,5 – 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.
1.2 Trứng rầy xanh (5 – 8 ngày)
Trứng rầy xanh ở giai đoạn này có hình dáng hơi cong như quả chuối, dài khoảng 0.8mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu. Vòng đời của trứng từ 5 – 8 ngày.
1.3 Rầy non:
Rầy non là những côn trùng có từ 9 – 11 ngày tuổi (mùa Xuân), từ 7 – 8 ngày (mùa Hè) và từ 14 – 16 ngày (mùa Đông).
Rầy xanh non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống trưởng thành. Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh. Cuối tuổi 5 cơ thể rầy dài 2mm.
2. Thời điểm chính rầy xanh gây hại sầu riêng nhiều nhất
Có 2 thời điểm chính cho thấy rõ rệt nhất tác hại của rầy xanh đối với sầu riêng:
+ Thời điểm cuối mùa nắng chuyển sang mùa mưa.
+ Khi bước vào mùa mưa nhưng có nắng xen kẽ.
Trong hai thời điểm này vòng đời rầy xanh khoảng 2 tuần nên rầy xanh phát triển rất mạnh mẽ. Rầy xanh thường xuất hiện ở các vườn sầu riêng trong giai đoạn lá non, lá lụa và lá già. Phát triển mạnh nhất là khi cây bắt đầu nhú đọt (nhú mũi giáo).
3. Tác hại của rầy xanh đối với sầu riêng
Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ, cho nên phần nhiều rầy sống tập trung ở mặt dưới lá nên khó phát hiện. Rầy xanh chích hút nhựa theo gân lá non làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng và rìa lá bị cháy. Mật số rầy cao sẽ làm cháy lá, cây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non.
Mặt khác, tác hại của rầy xanh cũng có thể kể đến như truyền bệnh virus cho cây trồng. Rầy có xu tính với ánh sáng đèn yếu và có đặc tính bò ngang. Khi bị khua động rầy có thể nhảy, lẩn trốn rất nhanh chóng.
Tác hại của rầy xanh ở mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ, rầy xanh khiến lá nhỏ, kém phát triển, để lại các vết thương tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển.
Tác hại của rầy xanh ở mức độ nặng
Khi sầu riêng bị rầy xanh gây hại nặng nề, chúng làm cho mép lá bị cháy xoăn lại. Lá từ từ bị khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm lẫn với triệu chứng do nấm bệnh gây ra.
4. Biện pháp hạn chế tác hại của rầy xanh gây ra:
– Để phòng trị rầy xanh trên sầu riêng hiệu quả bà con cần lưu ý:
+ Phun thuốc phòng trừ rầy khi cây vừa nhú mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở lá lụa. Và bà con nên phun thuốc liên tục cách nhau 5 ngày. Rầy tấn công từ khi lá còn chưa mở, đến khi lá đã mở lá lụa thì rầy không “ăn” nữa.
+ Chăm sóc cây trồng tốt, bón phân cân đối và hợp lý để đọt non ra đồng loạt dễ dàng xử lý. Tránh trường hợp ra đọt lẻ tẻ để rầy xanh tấn công nhiều lần.
+ Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nhằm tăng sức đề kháng chống chịu với các loại sâu bệnh hại.
* Cách phun
– Phun ướt đều 2 mặt lá và phun lên đọt cây
– Phun rầy cách nhau 5-7 ngày/lần mỗi khi cây có đọt non. (Thông thường 1 cơi đọt từ khi cây phóng mũi giáo cho đến khi cơi đọt mở hết lá lụa là 20 ngày).
– Đối với thuốc hóa học, mỗi lần phun bà con nên sử dụng thuốc có hoạt chất khác nhau để tránh rầy kháng thuốc.
4.1 Sử dụng thuốc Betadan 95WP để phòng trừ rầy xanh
– Sử dụng thuốc Betadan 95WP luân phiên với Prochess 250WP + Season 450SC của công ty Đức Thành để phòng trừ rầy xanh.
– Rầy xanh chỉ dùng thuốc để phòng trừ, không dùng thuốc sinh học để phòng. Vì thời gian đợi thuốc tác dụng giết rầy chết thì vườn đã bị thiệt hại nghiêm trọng.
– Khi đã bị rầy tấn công thì không trị hay khắc phục được. Mà lúc này, bà con chỉ chăm sóc lại để cây ra đọt mới và dưỡng lại cơi sau.
4.2 Biện pháp sinh học giúp hạn chế tác hại của rầy xanh gây ra đối với sầu riêng
– Bảo vệ các loài thiên địch trên đồng, ruộng, nương.
– Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, nếu cần thiết chỉ nên sử dụng các thuốc ít độc, có phổ tác động hẹp, ít ảnh hưởng đến thiên địch.
– Nghiên cứu áp dụng việc nuôi lượng lớn một số loài bắt mồi ăn thịt (bọ rùa, kiến ba khoang (Paederus fuscipes Cur.), nhện nhỏ Amblyseius sp.,…) và thả vào hệ sinh thái cây chè.
Lưu ý: Mỗi lần xịt rầy bà con nên kết hợp thêm những dòng phân bón lá khác. Như Amino 15SL, combo để bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá. Đây là những sản phẩm giúp cho lá dày, xanh mướt. Qua đó, giúp hạn chế được sự tấn công của rầy cũng như côn trùng chích hút.
* Bà con cần lưu ý và thực hiện 4 nguyên tắc sau:
+ Đúng thuốc: Bà con nên chọn các loại thuốc sinh học để phòng ngừa rầy xanh để bảo vệ cơi đọt và môi trường.
+ Đúng liều: Cần pha đúng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất và lượng nước đủ để phun cho vườn cây. Thực tiễn sản xuất cho thấy lượng thuốc phun hợp lý phải từ 10-20 lít/cây/lần phun đối với cây đã cho trái và tùy cây có tán lớn nhỏ.
+ Đúng lúc: Thời điểm phun tốt nhất là khi cây vừa nhú đọt non và cần phun lặp lại sau đó 7-10 ngày để tiêu diệt lứa rầy non. Và nên phun vào buổi chiều để tăng hiệu lực của thuốc đối với rầy xanh.
+ Đúng cách: Phải biết điều chỉnh béc phun phù hợp theo từng vị trí của cây. Tuỳ theo cây cao, thấp, trong hay ngoài tán. Để có hình thức phun mưa, phun sương hay phun dạng khói.
Thuốc trừ sâu Betadan 95WP và Amino 15SL được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.