Thời điểm sầu riêng ra hoa đậu trái, rệp sáp là một trong những nguyên nhân khiến cho sầu riêng bị sượng trái. Chất bài tiết của chúng cũng là nguyên nhân cho sự có mặt của một số vi sinh vật gây hại khác như bồ hóng, nấm phát triển. Do đó, quý bà con cần có giải pháp phòng trừ, bảo vệ hoa, trái trước sự tấn công của loài rệp sáp này để nâng cao chất lượng vụ mùa và trái sầu riêng bán được giá cao khi thu hoạch.
1. Lưu ý một số yếu tố khiến rệp sáp có thể xuất hiện, gây hại vườn:
Rệp sáp có thể gây hại quanh năm trong vườn sầu riêng nhưng bình thường chúng trú ẩn dưới rễ nên nhà vườn khó nhận biết.
Để nhận biết sớm trong vườn có xuất hiện rệp sáp hay không, quý bà con cần chú ý đến những yếu tố sau:
– Những vườn sầu riêng có trồng xen cây trồng khác như: tiêu, cà phê, bơ, na, ổi… thì sẽ dễ xuất hiện rệp sáp.
– Vườn có xuất hiện kiến (kiến vàng, kiến đen, kiến cao cẳng…)
– Vườn có nấm bồ hóng xuất hiện.
– Trong điều kiện khô hạn (thiếu nước tưới, mô đất cao…) rệp sáp sẽ xuất hiện và gây hại nặng hơn.
Thời điểm mà bà con cảm thấy vườn bị ảnh hưởng rõ nhất là khi sầu riêng bước vào giai đoạn bông – xổ nhụy – trái non với những đốm trắng.
2. Rệp sáp có thể gây hại bằng hình thức nào?
Sự gây hại của rệp sáp sẽ đi theo bộ 3 côn trùng: rệp – kiến – nấm bồ hóng
– Rệp là loài di chuyển rất chậm chạp và rất ít di chuyển.
– Kiến sẽ đảm nhiệm vai trò như “chú xe ôm” để vận chuyển, mang rệp sáp đi khắp nơi và rệp tiết ra chất ngọt mà kiến thích để trả công. Kiến tha đến đâu thì rệp sáp sẽ gây hại ở đó. Nếu tha lên lá, rệp sẽ gây hại ở lá, tha lên trái sẽ gây hại ở trái. Và tương tự, nếu rệp được tha lên cành sẽ gây hại cho cành sầu riêng.
– Đồng thời, chất thải của rệp tiết ra chứa nhiều chất đường ngọt sẽ thu hút đối tượng là nấm bồ hóng đến phát triển.
Lưu ý: Không phải loài kiến nào cũng tha rệp đi, thường thì có 3 loại kiến chính là: kiến đen, kiến vàng, kiến cao cẳng,…
3. Tác hại và ảnh hưởng của rệp sáp trên sầu riêng
Rệp sáp tấn công hầu hết các bộ phận của cây. Cụ thể như rễ, lá, cành, bông, trái. Nhưng gây hại rõ nhất và nặng nhất khi cây có bông và nuôi trái non.
3.1 Ảnh hưởng trên bông:
Rệp sáp làm teo tóp cuống bông nếu tấn công ở cuống. Còn nếu tấn công ở bông làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.
3.2 Ảnh hưởng trên trái non:
Rệp sáp gây hại trên trái non làm teo tóp cuống trái, trái bị gai to – gai nhỏ không đều. Trái bị méo mó, vàng gai, không lớn và dễ bị rụng. Rệp sáp tấn công trái non, chích hút và gây hại làm biến dạng trái.
3.3 Ảnh hưởng trên trái lớn:
Trên trái lớn khi bị rệp và nấm bồ hóng tấn công làm vỏ trái bị đen, xấu xí, mất thẩm mỹ trái.
Ngoài ra, cây bị rệp sáp tấn công âm thầm lặng lẽ dưới rễ có những biểu hiện sau: rệp sáp chích hút rễ gây phù rễ, rễ chậm phát triển. Đồng thời vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở điều kiện cho nhiều loại nấm gây hại (thối rễ, xì mủ…).
4. Phòng trừ rệp sáp gây hại sầu riêng sao cho hiệu quả?
4.1 Biện pháp phòng ngừa rệp sáp trên sầu riêng
– Trong vườn sầu riêng hạn chế trồng xen những cây thu hút rệp sáp như: cà phê, tiêu, bơ, na, ổi…
– Tưới đủ nước để hạn chế sự phát triển của rệp sáp. Trong giai đoạn sầu riêng ra bông và trái non, bà con cần cung cấp đủ nước để cho đất không bị khô.
– Nếu thấy trong vườn có kiến thì cần diệt kiến để hạn chế kiến tha rệp sáp từ dưới gốc lên cây và từ cây này sang cây khác. Đồng thời dọn sạch cỏ rác, lá cây mục xung quanh gốc, vì đây là nơi trú ngụ của kiến.
– Nếu có trồng xen thì chú ý tưới dưới gốc thuốc phòng ngừa rệp sáp định kì do rệp sáp sống dưới rễ.
– Ngoài ra, giai đoạn sau khi xổ nhụy thì rệp sáp sẽ phát triển mạnh do đó cần tưới thuốc ngừa thường xuyên.
4.2 Cyper Ấn Độ 100EC & Season 450SC – Biện pháp phòng trị rệp sáp trên sầu riêng
+ Tưới thuốc dưới gốc và phun lên cây các thuốc có hoạt chất ĐẶC TRỊ rệp sáp. Một số thuốc như: 200ml CYPER ẤN ĐỘ 100EC + 480ml SEASON 450SC/200 lít nước phun cho vườn. Hoặc sử dụng một số gốc thuốc Fenobucarb, Spirotetramat… để phòng trị.
+ Diệt kiến, rải hoặc tưới một số gốc thuốc Phoxim, Thiamethoxam, Imidacloprid…
+ Khi sử dụng thuốc đặc trị rệp sáp nên kết hợp thêm với DẦU KHOÁNG hoặc CHẤT BÁM DÍNH hoặc NƯỚC RỬA CHÉN (với liều lượng 50 – 70ml pha cho 200 lít nước) để giúp tăng hiệu quả phòng trị.
+ Giai đoạn sầu riêng đang xổ nhụy hoặc trái non thì cần sử dụng các thuốc sinh học hoặc thuốc có tính mát. Để tránh làm ảnh hưởng đến bông và trái non. Đức Thành gợi ý quý bà con sử dụng một số hoạt chất như: Abamectin, Emamectin, Spirotetramat… và khi trái lớn có thể sử dụng những hoạt chất đặc trị.
5. Một số lưu ý quan trọng khi phòng trị rệp sáp:
– Nếu đất đủ ẩm thì ít rệp sáp, tức là nên tưới đủ nước, tránh bị khô đất.
– Trị rệp thì diệt ở gốc trước vì rệp từ đất lan lên trên ngọn cây.
– Kết hợp diệt kiến bằng rãi hoặc tưới gốc các loại thuốc có hoạt chất như: thiamethoxam…
– Khi rệp sáp sinh sản và có mật số nhiều thì chúng có tập tính xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Do đó để diệt triệt để rệp sáp cần phải kiên trì bằng cách tưới hoặc phun xịt ít nhất 3 lần. Mỗi lần cách nhau 3-5 ngày để diệt đến lớp rệp sáp cuối cùng.
Thuốc trừ sâu Season 450SC và Cyper Ấn Độ 100EC được Đức Thành gợi ý trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933 921 349 để được tư vấn rõ hơn.