Vú sữa là loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến và là loại trái cây có khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên, vú sữa thường bị sâu đục trái gây hại rất mạnh, làm thiệt hại năng suất và giảm giá trị thương phẩm của trái đáng kể. Do đó, Đức Thành lưu ý đến quý bà con những thông tin nhận biết biểu hiện và giải pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại có khả năng ảnh hưởng đến năng suất vườn, trong đó có sâu đục trái.
I/ Phòng trừ một số sâu hại chính trên vú sữa
1. Phòng trừ sâu đục trái (Alophia sp.- pyralidae) hại vú sữa
1.1 Biểu hiện sâu đục trái phá hại
Sâu đục trái bắt đầu tấn công từ lúc cây cho trái. Chúng đục cắn phá vỏ trái ăn sâu vào trong các chất thải được sâu đưa ra lỗ ban đầu sâu đục gây hư hại trái. Thành trùng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, thường sẽ đẻ trứng lên vỏ trái để ấu trùng sau khi nở có thể xâm nhập gây hại cho trái.
1.2 Biện pháp phòng trừ sâu đục trái tấn công
Tạo sự thông thoáng cho vườn để tránh tạo chỗ ẩn nấp cho sâu bệnh. Có thể sử dụng Betadan 95WP, Padan Thai Lan 95WP để hạn chế sâu… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
2. Sâu ăn bông (Eutalodes anithivora – Gelechiidae):
Sâu tấn công bông của cây làm bông bị hư và ảnh hưởng đến năng suất của vườn.
Phòng trị: Khi phát hiện có sâu hại, bà con sử dụng thuốc có hoạt chất Emamectin để hạn chế sâu… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
3. Sâu đục cành (Pachyteria equestris – Coleoptera):
Sâu đục cành gây hại quanh năm. Bướm đẻ trứng lên đọt non, sâu non đục vào cành và thân làm chết cây.
Phòng trị: Thường xuyên thăm vườn, dùng các dụng cụ để lấy ấu trùng ra khỏi cây. Khi phát hiện có sâu hại sử dụng Betadan 95WP để hạn chế sâu… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
4. Rệp sáp (Pseudococcus sp.):
Rệp lấy dinh dưỡng ở cây đặc biệt là qua việc chích hút lá, thân, trái …. Song song với việc phá hoại cây trồng, rệp sáp còn là một trong những tác nhân giúp nấm bồ hóng phát triển và gây hại cho vườn. Chúng gây hại bằng cách tiết dịch ngọt từ rệp làm mất phẩm chất trái.
Phòng trị: cần để vườn thoáng mát sạch sẽ, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp. Có thể sử dụng thuốc trừ sâu Season 450SC để hạn chế rệp gây hại trên vườn.
II/ Phòng trừ một số bệnh hại chính trên vú sữa:
1. Bệnh thối trái (Do nấm Colletotrichum sp.):
1.1 Dấu hiệu thối trái vú sữa:
Lúc đầu trái sẽ xuất hiện những đốm nhỏ hơi tròn màu nâu. Khi bệnh nặng sẽ dần chuyển màu nâu đen. Sau đó từ những đốm nhỏ ban đầu vết bệnh sẽ lan rộng ra và làm hư trái. Trái nếu bị bệnh thường bị thối trái, một số chai sượng và rụng.
1.2 Giải pháp phòng trị bệnh thối trái vú sữa:
Vệ sinh vườn, tỉa bỏ và thu gom những trái bị bệnh lại để tiêu hủy. Không nên trồng quá dày, tỉa bỏ cành vô hiệu để giúp vườn thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.
Có thể phòng trừ bệnh thối trái bằng những dòng thuốc trừ bệnh hiệu quả do Đức Thành sản xuất như: Rubbercare 720WP, Upper 400SC, Ori 150SC để hạn chế bệnh trên cây.
2. Bệnh bồ hóng (Do nấm Capnodium sp.):
Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa nắng do lúc này là sự sinh trưởng mạnh của rầy mềm, rệp sáp, rệp dính gây hại mạnh. Khi chúng gây hại sẽ chích hút nhựa cây bênh thì chúng sẽ thải ra chất dịch ngọt đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm bồ hóng.
Khi nấm phát triển chúng sẽ tạo thành từng mảng đen trên lá, trái cản trở sự quang hợp ở lá, mẫu mã của trái từ đó ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm.
Phòng trị: Cần vệ sinh vườn, tiến hành cắt tỉa, loại bỏ các cành bị sâu bệnh, già yếu. Sử dụng các loại thuốc có gốc đồng để phòng trừ nấm.
3. Bệnh thối rễ:
3.1 Nguyên nhân khiến cây bị thối rễ:
Thối rễ cây vú sữa do nhiều tác nhân gây ra như: Nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporium và Pythium helicoides; nứt khô cành do nấm Botryospaeriarhodia.
Bệnh thối rễ, chết nhánh gây hại trên cây vú sữa bằng cách tấn công và làm tổn thương bộ rễ. Từ đó, hạn chế các chất dinh dưỡng vận chuyển nuôi cây khiến cây suy kiệt, chậm phát triển, không đủ dưỡng chất nuôi lá. Sau đó làm vàng lá, chết nhánh và làm giảm chất lượng trái. Bệnh thối rễ là bệnh hại cây vú sữa, có khả năng gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây.
3.2 Biện pháp phòng trị bệnh thối rễ cây vú sữa:
Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh vườn sạch sẽ. Nên tiến hành cắt tỉa, loại bỏ các cành bị sâu bệnh, già yếu. Kiểm tra lại hệ thống tiêu úng tại vườn, dọn dẹp sạch lá rụng, tránh tình trạng úng nước ngập bộ rễ của cây. Sau đó, cần bón vôi cho vườn và sử dụng thuốc trừ bệnh thối rễ để tăng khả năng kháng bệnh cho cây.
Hạn chế lạm dụng thuốc hóa học và phân vô cơ làm chai đất, ảnh hưởng đến cây. Tình trạng khai thác quá mức, làm mất sức cây sẽ là một trong những tác nhân cho nấm gây hại.
Đồng thời, dùng thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh gây hại trên cây.
III/ Kết luận
Việc quản lý tốt sâu bệnh hại trên cây vú sữa sẽ giúp nhà nông phát triển kinh tế và khả năng thu lợi nhuận có giá trị cao. Giúp nhà vườn an tâm trong việc sản xuất nông nghiệp giữa bối cảnh, tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.
Thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP và một số dòng thuốc trừ sâu được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.