Phân bón hữu cơ Hi-tech Organic chia sẻ với quý bà con nông dân chuyên đề “Kỹ thuật giảm liều lượng và tăng hiệu quả của phân bón hóa học” trong sách “Bón phân khoa học, phân hữu cơ thay thế phân hóa học”. Hiểu rõ hơn về cơ chế sử dụng phân bón giúp bà con tiết kiệm được công sức, thời gian mà cây trồng cho năng suất cao.
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phân bón hóa học phát huy tác dụng không gì có thể thay thế được. Nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại các vấn đề như:
- Lạm dụng phân bón hóa học,
- Giá thành sản xuất nông nghiệp tăng cao
- Ô nhiễm môi trường do bón phân không khoa học, thiếu hợp lý,v.v. Vì thế việc phổ biến rộng rãi kỹ thuật giảm liều lượng và tăng hiệu quả của phân bón hóa học là hết sức cần thiết.
Muốn thực hiện được giảm liều lượng và tăng hiệu quả của phân hóa học thì cần phải coi việc quản lý dưỡng chất làm yếu tố then chốt:
- Thứ nhất, cần phải nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, lợi dụng tốt dưỡng chất cung cấp cho cây trồng.
- Thứ hai, dùng phân hữu cơ thay thế một phần phân hóa học, vừa lợi dụng tốt nguồn phân hữu cơ truyền thống phong phú, vừa bón đủ phân hữu cơ công nghiệp, để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cây trồng.
- Thứ ba, nâng cao chất lượng của đất, nâng cao khả năng cung cấp dưỡng chất của đất trồng, giảm nhu cầu đối với phân hóa học.
a. Công thức bón phân dựa trên khảo nghiệm đất trồng
Dựa trên tình trạng đất trồng của những khu vực khác nhau, tiềm năng sản lượng của cây trồng và nhu cầu quản lý tổng hợp về dưỡng chất, để xác định một cách hợp lý tiêu chuẩn bón phân trên một đơn vị diện tích cây trồng của khu vực khác nhau, từ đó làm căn cứ tham khảo cho những loại cây trồng khác nhau trên diện tích lớn. Hiện tại, đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất để tránh bón phân tùy tiện, cảm tính.
Thông qua việc bón phân dựa trên khảo nghiệm đất trồng, cân bằng liều lượng nitơ, phốt pho, kali, nguyên tố trung lượng và vi lượng của phân bón, để đảm bảo đạt tới chuẩn các loại dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng, tránh bón quá nhiều phân hóa học hoặc bón quá nhiều một loại phân hóa học từ đó dẫn đến lãng phí. Thực hiện tốt việc bón phân dựa trên khảo nghiệm đất trồng có thể giúp cho hiệu quả sử dụng ba thành phần chủ yếu của phân hóa học là nitơ, phốt pho, kali tăng lên tương ứng là 7%, 5% và 3%.
b. Cải tiến phương thức bón phân, nhân rộng kỹ thuật bón phân đúng thời điểm
Xác định tỷ lệ bón lót, bón thúc hợp lý. Thực hiện kỹ thuật bón phân từng giai đoạn dựa trên các yếu tố như đất trồng, cây giống, cây non, nước, thời điểm, từ đó cung cấp phân bón hóa học vào thời điểm cây trồng cần nhất, giảm bớt thất thoát dưỡng chất, đồng thời chuyển đổi từ bón phân trên bề mặt, rắc phân thành bón vùi sâu bằng máy, giúp cho cây trồng có thể hấp thụ tốt phân bón, từ đó đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Sau khi áp dụng kỹ thuật bón vùi sâu bằng máy trên diện tích rộng, thì hiệu quả sử dụng bình quân của phân đạm tăng từ 30% lên trên 40%.
c. Kỹ thuật bón phân tưới nhỏ giọt
Kỹ thuật bón phân tưới nhỏ giọt là một kỹ thuật mới đầy triển vọng được áp dụng rộng rãi đối với nông nghiệp trong tương lai. Thông qua kỹ thuật bón phân tưới nhỏ giọt, bón phân tưới phun sương, dựa trên nhu cầu đối với dưỡng chất trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây trồng cũng như tình trạng cung cấp dưỡng chất của đất trồng, để cung cấp nước – phân đúng lúc, đúng liều lượng cho phần rễ cây trồng, từ đó đạt được hiệu quả tiết kiệm công sức, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, mang lại hiệu quả cao, sản lượng cao, bảo vệ môi trường. So với phương pháp bón phân (nhiều nước và nhiều phân) truyền thống, thì kỹ thuật bón phân tưới nhỏ giọt có thể tiết kiệm trên 50% nước, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên 20%.
Dụng cụ và vật liệu cần thiết:
- Nguồn nước: Cung cấp nước cho hệ thống tưới.
- Thiết bị hòa trộn phân bón: Dùng để hòa trộn các loại phân bón.
- Máy bơm: Giúp tăng áp suất nước cho hệ thống tưới.
- Bộ lọc: Lọc các cặn bẩn, rác trong nước nhằm tránh nghẹt béc tưới.
- Đường ống chính: Trung chuyển nguồn nước đi qua các vị trí cây cần tưới
- Đường ống phụ: Trung chuyển nước từ ống chính để vị trí gốc cây cần tưới
- Béc nhỏ giọt: Cung cấp nước tưới đến vị trí gốc cây cần tưới, tùy theo lưu lượng nước của từng loại cây để chọn béc nhỏ giọt tương ứng.
d. Sử dụng các loại phân bón mới
Chủ yếu là các loại phân bón mới hiệu quả cao như phân bón chậm tan có kiểm soát, phân bón hòa tan trong nước, phân bón dạng lỏng, phân bón lá v.v. Sự mất cân bằng giữa nhu cầu của cây trồng đối với phân bón và thời gian, mức độ giải phóng dưỡng chất của phân bón là một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả sử dụng phân bón thấp.
Ưu điểm của phân bón chậm tan có kiểm soát là:
– Sự giải phóng dưỡng chất của phân bón chậm tan đồng bộ với sự hấp thụ của cây trồng, kỹ thuật bón phân đơn giản, có thể thực hiện một lần bón phân nhưng đáp ứng đủ nhu cầu trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây trồng.
– Phân bón hao hụt ít, hiệu quả sử dụng cao, thân thiện với môi trường, vì thể được coi là biện pháp nhanh chóng và tiện lợi nhất để giảm hao hụt phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
Các loại phân bón mới như phân bón hòa tan trong nước, phân bón dạng lỏng, phân bón lá v.v đều có hiệu quả sử dụng dưỡng chất cao, có thể giảm mạnh lượng phân bón. Sử dụng các loại phân bón mới này là hướng đi quan trọng trong việc chuyển đối hướng đi của ngành phân bón.
e. Quản lý việc bón phân đạm dựa trên thực tế
Phương pháp quản lý việc bón phân đạm dựa trên máy đo chỉ số diệp lục là mô hình mới trong quản lý bón phân đạm. Màu sắc lá của rất nhiều loại cây trồng sẽ thay đổi dựa trên lượng phân đạm được hấp thu, vì thế có thể dựa trên mối quan hệ giữa hàm lượng diệp lục trong lá và hàm lượng nitơ để xác định nhanh tình trạng dinh dưỡng đạm đồng thời tiến hành bón phân hợp lý.
Có thể sử dụng máy đo chỉ số diệp lục để xác định nhanh hàm lượng diệp lục. Loại máy đo này có đặc điểm như tiện lợi, nhanh chóng, không gây tổn hại cho cây trồng, nhanh hơn nhiều lần so với phương pháp bón phân đạm truyền thống. Quản lý bón phân đạm thời gian thực đã áp dụng thành công đối với cây lúa nước. Dựa trên chỉ số đo diệp lục được sự thay đổi màu sắc lá lúa ở những thời kỳ sinh trưởng khác nhau, tiến hành so sánh với giá trị ngưỡng của lượng phân bón được đề xuất trước đó, rồi mới quyết định phải bón phân như thế nào.
2. Sử dụng phân hữu cơ để giảm lượng phân hóa học
a. Lợi dụng hiệu quả nguồn phân hữu cơ
Theo thống kê, nguồn phân hữu cơ khá phong phú, nhưng hiệu quả sử dụng khá thấp, chỉ khoảng 43%. Nếu có thể tận dụng tốt nguồn phân hữu cơ, thì có thể giảm được đáng kể lượng phân hóa học. Có 3 nguồn phân hữu cơ có thể thay thế một phần phân bón hóa học:
– Thứ nhất là phân gia súc, gia cầm. Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi sản xuất các loại phân hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, phát triển mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.
– Thứ hai là rơm rạ. Nhân rộng kỹ thuật nghiền vụn, làm hoai mục rơm rạ để bón cho đồng ruộng.
– Thứ ba là nguồn phân xanh. Lợi dụng nguồn tài nguyên miễn phí là ánh nắng mặt trời, kết hợp với diện tích lớn đồng ruộng nhàn rỗi vào mùa trồng cây phân xanh trên diện tích lớn.
b. Sử dụng phân hữu cơ công nghiệp để giảm phân hóa học
Tiêu chí bón phân khoa học là phân hữu cơ là chính, phân hóa học là phụ, phối hợp sử dụng phân hữu cơ và phân hóa học. Nên lợi dụng tốt các chất hữu cơ như vỏ khoai tây, vỏ khoai lang, bã mía, bã đậu phụ v.v., để sản xuất phân hữu cơ công nghiệp bằng phương pháp xử lý tái chế lên men sinh học.
3. Nâng cao chất lượng đất trồng
a. Sinh vật cố định đạm tăng dưỡng chất cho đất trồng
Vào mùa đông, lợi dụng đất nhàn rỗi để trồng các loại cây phân xanh họ đậu. Tiến hành luân canh hoặc trồng xen kẽ cây họ đậu với ngô, mía, cây ăn quả, áp dụng kỹ thuật vi khuẩn cố định đạm (là nhóm vi khuẩn cố định đạm nội cộng sinh trong các nốt sần của rễ cây họ đậu), nâng cao nồng độ sinh vật cố định đạm, nâng cao dinh dưỡng đất trồng, giảm bớt sử dụng phân bón hóa học.
Vi sinh vật cố định đạm hay còn gọi là vi sinh vật cố định nitơ, là những vi sinh vật đặc biệt quan trọng đối với đất và cây trồng.
Nito (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng bậc nhất đối với cả cây trồng và vi sinh vật. Nguồn dự trữ nitơ trong tự nhiên rất lớn. Chỉ tính riêng trong không khí đã có đến 78,16% là nitơ. Song nguồn nitơ này không sử dụng được cho cây trồng. Để cây trồng có thể sử dụng được nguồn nitơ này cần phải thông qua quá trình chuyển hóa (cố định nitơ) thông qua các nhóm vi sinh vật cố định đạm.
Các vi sinh vật cố định đạm có thể sống cộng sinh trong rễ tạo ra các nốt sần hoặc sống tự do trong đất. Có khoảng hơn 600 loài cây có vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh. Đặc biệt là các loài cây họ đậu.
b. Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ
Trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững, phân bón hữu cơ được coi như là một nhân tố hàng đầu giúp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải tạo độ màu mỡ đất đai. Hơn nữa xu hướng chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ gần như không còn, vì vậy nhu cầu về phân bón hữu cơ từ rơm rạ là rất lớn.
Tận dụng lượng rơm, rạ thừa sau thu hoạch để sản xuất phân bón hữu cơ, trả lại cho đất những gì mà cây trồng đã lấy đi, cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn trong đất, tăng độ tơi xốp của đất, ổn định độ pH, làm cho đất ngày càng tốt để canh tác lúa, giảm sâu bệnh, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh độc hại, giảm phân bón hóa học, tạo ra sản phẩm gạo an toàn.
c. Trồng cây phân xanh, nâng cao chất lượng đất trồng
Phân xanh không những có thể cải tạo đất trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất, làm cho đất tơi xốp, màu mỡ, giúp chống xói mòn, cũng như tăng năng suất cây trồng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng cây trồng, cải thiện chất lượng cây trồng, đảm bảo sản phẩm lương thực vệ sinh, an toàn, thực hiện chiến lược phát triển
nông nghiệp bền vững. Cây phân xanh trồng vào mùa đông chủ yếu gồm tử vân anh, đậu tằm, cây điên điển v.v. Tận dụng ruộng đồng nhàn rỗi vào mùa đông để trồng cây phân xanh trên diện tích lớn, vào mùa xuân, ủ cây phân xanh để làm phân bón lót. Các hình thức tận dụng cây phân xanh bao gồm ủ phân xanh trên đồng ruộng, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến phân xanh kinh tế và các hình thức khác. Trong đó ủ phân xanh là hình thức lợi dụng chủ yếu, phần lớn gieo trồng xen canh với trà lúa muộn vào vụ thu đông hoặc gieo trồng trên đồng ruộng nhàn rỗi vào mùa đông, để làm phân bón lót cho trà lúa sớm.
4. Phân bón hữu cơ Hi-tech Organic – giải pháp canh tác theo hướng bền vững
Phân bón hữu cơ Hi-tech Organic được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng và an toàn cho môi trường. Nhờ đó, nông dân có thể thu được lợi nhuận cao hơn và yên tâm về chất lượng sản phẩm của mình. Sử dụng phân bón hữu cơ Hi-tech Organic giúp:
– Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong đất giúp cây trồng tự bảo vệ trước các loại nấm, vi khuẩn, virus và tuyến trùng gây hại.
– Giúp hình thành keo đất, tăng cường hàm lượng mùn hữu cơ, làm cho đất trở nên tơi xốp, thoáng khí hơn, đồng thời giúp giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
– Đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và cung cấp đạm hữu cơ cho đất và cây trồng.
– Giảm thiểu lượng nước tưới và phân bón hóa học.
– Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ rễ, tăng số lượng lông hút, giúp cây hấp thu dinh dưỡng tối đa.
– Cân bằng pH, bổ sung dinh dưỡng và tăng cường khả năng giữ nước cho đất.
– Tăng giá trị, năng suất & chất lượng nông sản khi thu hoạch
– An toàn cho đất, môi trường và sức khoẻ con người
– Thích hợp cho nhiều loại cây trồng, phù hợp với phương pháp canh tác hữu cơ và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Để biết thêm các thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc liên hệ mua hàng, quý bà con nhà nông vui lòng gọi đến Hotline 0933 921 349. Hoặc liên hệ Fanpage Phân hữu cơ Hi-tech Organic để được tư vấn thêm. Hiện nay, Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành và Công ty Cổ phần Hi-tech Organic đang mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc cùng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn. Quý đối tác, đại lý kinh doanh VTNN có nhu cầu hợp tác thương mại, vui lòng liên hệ Hotline 0933 921 349 để được đội ngũ liên hệ tư vấn miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo: Trần Giang Sơn (dịch). (2024). Bón phân khoa học, phân hữu cơ thay thế phân hóa học. Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.