Cây khoai mì (Manihot esculenta Crantz) vừa là cây lương thực, vừa là nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Thời gian qua (vụ Đông xuân), trên cây khoai mì xuất hiện nhện đỏ gây hại trên diện rộng tại Tây Ninh và khu vực lân cận. Chủ yếu ở mì từ 1 đến 6 tháng tuổi và trên giống KM 94, KM 419. Chúng có khả năng phát triển nhanh làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm khi bà con thu hoạch. Đức Thành mời bà con cùng lưu ý nhanh một vài thông tin quan trọng dưới đây để dịch hại này không còn là nỗi lo của ruộng vườn nhà mình.
1. Nhện đỏ là loài như thế nào?
Nhện đỏ có tên thường gọi là nhện hai đốm hoặc nhện đỏ. Chúng còn có tên khoa học là Tetranychus urticae Koch (Arachnida: Acari: Tetranychidae)
Nhện đỏ có kích thước nhỏ như hạt tấm 0,6mm, màu đỏ. Chúng sống tập trung ở mặt dưới lá. Thường phát sinh ở các lá trưởng thành gần gốc, sau chuyển dần lên các lá phía ngọn.
Lá mì bị nhện chích hút sẽ có những vệt dọc theo gân, lúc đầu màu vàng sau chuyển màu nâu và lá rộng, cây mì sinh trưởng kém.
Nhện đỏ là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cây sắn, trong vài năm gần đây, nhện đã xuất hiện gây hại cho nhiều vùng trồng sắn.
Nhện đỏ sinh sống và phá hại rất nhiều cây trồng, không chỉ riêng trên cây khoai mì mà bà con nông dân thường thấy.
2. Đặc tính sinh học của nhện đỏ:
Nhện đỏ có thân hình bầu dục, có màu nâu hoặc đỏ cam. Tuy nhiên, màu xanh, vàng xanh hay màu trong mờ là những màu sắc phổ biến.
Nhện đỏ thích thời tiết nóng và khô của mùa hè nhưng nó có thể sinh sống và phát triển quanh năm.
Con nhện cái có tập tính nghỉ qua đông, sống ở hơi sâu dưới mặt đất hay ở dưới gốc bụi cây.
Nhện cái có chiều dài khoảng 0.4 mm. Cơ thể có hình elip, mang 12 cặp lông cứng. Con nhện cái qua đông có màu cam đến đỏ cam.
Con đực có hình elip, đuôi thon nhọn ở cuối và kích thước nhỏ hơn con cái. Trục bộ phận sinh dục song song và tạo thành một góc nhỏ với trục của thân.
3. Vòng đời sinh trưởng của loài nhện đỏ:
Trứng được đẻ dính vào sợi tơ mạng nhện và nở ra sau khoảng 3 ngày.
Vòng đời là kết hợp của trứng, sâu non và 2 giai đoạn ấu trùng (protonymph và deutonymph) và trưởng thành.
Thời gian để loài nhện đỏ này phát triển từ trứng đến khi trưởng thành sẽ thay đổi phụ thuộc lớn vào nhiệt độ môi trường.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm (t=25-28oC, 70% RH): trứng 3-4 ngày, sâu non 2-5 ngày, tiền ấu trùng 1-2 ngày và ấu trùng 1-3 ngày. Thời gian từ trứng – trưởng thành từ 7-14 ngày và thời gan sống của trưởng thành kéo dài đến 22 ngày.
Có nhiều thế hệ nhện trùng lặp trong năm.
4. Nhện đỏ gây hại như thế nào?
Nhện đỏ có miệng chích hút như mũi kim. Nhện đỏ đâm miệng vào thân cây, đầu tiên ở mặt dưới lá. Hầu hết các loài nhện đều tạo màng tơ trên cây ký chủ.
Nhện ăn lá làm cho lá chuyển sang màu vàng xám. Các đốm hoại tử xuất hiện khi lá bị hại nặng. Khi nhện đỏ dời lớp sáp, lớp mô thịt lá xẹp xuống và tạo thành các đốm màu nơi nó chích hút. Có khoảng 18-20 tế bào bị hủy/phút.
Quá trình nhện chích hút sẽ tạo thành các vết chấm trắng và về sau lá trở nên vàng xám hay màu đồng.
Khi quần thể tăng trưởng, nhện đỏ phân bố khắp bề mặt lá. Bao gồm cả mặt trên lá và những đốm vàng bao trùm cả lá, làm chuyển sang màu đỏ hay rỉ sắt. Khi bị nặng, phần lá ở giữa và dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá hướng về ngọn. Lúc này, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết.
Chúng làm giảm 90% hoạt động quang tổng hợp của cây mì (sắn), 78% tuổi thọ lá và 65% kích thước lá. Đây đều là những phần quan trọng trong đời sống của cây sắn. Vì vậy, năng suất củ sẽ giảm 20-87%, phụ thuộc vào giống, tuổi cây và thời gian bị hại.
Mặt khác, số lượng và chất lượng của thân cây để làm giống cho các lần canh tác sau cũng bị ảnh hưởng.
5. Một số biện pháp phòng trừ nhện đỏ đơn giản mà bà con có thể áp dụng:
5.1 Phòng trừ nhện đỏ gây hại bằng biện pháp sinh học
– Là sự quản lý dịch hại thông qua việc sử dụng có hệ thống hay chọn lựa các thiên địch của chúng.
– Hoạt động của thiên địch giữ quần thể dịch hại ở mức thấp.
– Có 32 loài ăn mồi được ghi nhận tấn công nhện đỏ. Quan trọng nhất là: Oligota minuta, Stethorus tridens, nhện họ Phytoseiidae.
* Cơ sở khoa học:
– Thiên địch rất quan trọng để điều hòa quần thể nhện đỏ.
– Nhện đỏ cũng bị tấn công bởi nhện ăn thịt.
5.2 Kỹ thuật canh tác giúp cản trở sự sinh trưởng của nhện
– Là các biện pháp kỹ thuật có xu hướng điều chỉnh điều kiện thuận lợi cho nhện phát triển để làm giảm sự phân bố của chúng.
+ Luân canh với cây không phải là ký chủ của nhện nhỏ.
+ Phá hủy cây ký chủ.
+ Vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước.
+ Chọn cây giống sạch, không mang nhện và sâu bệnh, để trồng.
+ Khoảng cách trồng thưa để giảm sự lan truyền nhện.
* Cơ sở khoa học:
– Giảm sự phân bố của nhện đỏ.
– Nhện đỏ ký sinh ở trên cây sắn nên bà con cũng cần tiêu hủy cả các cây đã bị nhện đỏ tấn công và tàn dư thực vật.
– Giảm nguy cơ lây truyền nhện và phát triển ở trên sắn trong mùa vụ mới khi chọn giống sạch bệnh,…
5.3 Ngăn ngừa nhện đỏ chích hút cây khoai mì bằng biện pháp hóa học:
– Thuốc trừ nhện là phần quan trọng trong chương trình phòng trừ tổng hợp nhện hại mì, nhưng chỉ áp dụng những biện pháp khác thất bại.
– Bà con có thể phun luân phiên 240ml DT Aba 60.5EC (Hoạt chất Abamectin 60,5g/ lít). Hoặc bà con có thể sử dụng 240ml DT Ema 40 EC (hoạt chất Emamectin Benzoat: 40g/l lít) kết hợp 240ml Season 450SC (hoạt chất: Buprofezin: 400g/l; Deltmethrin: 50g/l) cho 200 lít nước.
– Thuốc trừ nhện cũng là trợ thủ tốt trong việc xử lý hom giống bị nhện gây hại.
– Sử dụng 500g Rubercare 720WP kết hợp với 500ml DT8 kích thích sinh trưởng. Đồng thời, phun kết hợp với 240ml DT Aba 60.5EC hoặc DT Ema 40EC pha cho 200 lít nước. Sau đó, bà con tiến hành ngâm hom hoặc phun thuốc trực tiếp lên hom mì.
– Dầu và xà phòng trộn thuốc có thể sử dụng khi cần thiết. Chúng có hiệu quả với nhện đỏ và ít độc với người, sinh vật khác và môi trường. Tuy nhiên, nếu dùng ở nồng độ cao (2%) sẽ dễ gây cháy lá và lùn cây.
– Phun thuốc với chu kỳ 5 ngày/lần trong mùa hè và 7 ngày/lần trong mùa đông.
– Các biện pháp phòng trừ tổng hợp quản lý tốt quần thể nhện và những dịch hại khác trong ruộng sắn sẽ thành công khi các biện pháp canh tác được kết hợp luân phiên với dùng giống kháng nhện đỏ, biện pháp sinh học và áp dụng đúng đắn thuốc trừ nhện trong trường hợp thật cần thiết.
Chú ý: Mưa làm giảm quần thể nhện, vì vậy không cần thiết phải phun thuốc vào cuối mùa khô.
* Cơ sở khoa học:
– Diệt trừ nhanh chóng nhện đỏ khi các biện pháp khác không giải quyết được.
– Hom giống là nguồn bệnh ban đầu nên bà con cần xử lý thuốc cho chúng trước khi gieo trồng.
6. Tổng kết
Nhện đỏ là một dịch hại gây hiệu quả nghiêm trọng. Bà con cần lưu ý kỹ những thông tin trên đây đã được đội ngũ kỹ sư tổng hợp. Giúp bà con chủ động phòng trừ sớm dịch nhện đỏ, giúp ruộng mì được phát triển tốt, ít tổn thất do loại côn trùng này gây ra.
Sản phẩm DT Aba 60.5EC, DT Ema 40EC và Season 450SC đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.
Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany
Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.