Chặn đứng tình trạng sâu đục thân mía bằng Betadan 95WP cho hiệu quả tức thời • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Chặn đứng tình trạng sâu đục thân mía bằng Betadan 95WP cho hiệu quả tức thời

Như bà con đã biết, mía là loại cây trồng chứa hàm lượng đường lớn, là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của thị trường tiêu dùng. Cũng chính vì lý do đó mà nhiều thập kỷ qua, cây mía là loại cây trồng giúp bà con nông dân xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu tại nhiều địa phương ở nước ta.

Để có được thành tựu đầy nổi bật đó, việc phòng trừ hiệu quả sâu đục thân mía là việc quan trọng và đã được bà con tuân thủ từ sự hướng dẫn của đội ngũ kỹ sư Đức Thành đã được tổng hợp qua bài viết dưới đây.

1. Có mấy loại sâu đục thân mía?

Sâu đục thân có tên khoa học là Scirpophaganivella (Sâu đục thân mình trắng), Procerasversonata (Sâu đục thân 4 vạch), Chilosuppressalis (Sâu đục thân 5 vạch) đây đều là sâu đục thân thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae).

Bên cạnh đó, còn có sâu đục thân Argyroploce (Eucosma) schistaceana (Sâu đục thân mình vàng) thuộc họ Eucosmidae và Sesamiainferens (Sâu đục thân màu hồng) thuộc họ Noctuidae. Tất cả những loài sâu đục thân này thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera).

2. Khi sâu đục thân mía sẽ gây ra hậu quả gì?

2.1 Sâu đục thân mình trắng khiến ngọn mía bị héo, gãy cụt

Sâu đục thân mình trắng có vòng đời trung bình 45-55 ngày. Thời gian để chúng trở thành trứng là khoảng 7-9 ngày, sâu non 27-31 ngày, nhộng 9- 11 ngày, bướm đẻ trứng 2-4 ngày.

Bướm hoạt động vào ban đêm và thường đẻ trứng thành ổ ở mặt lưng lá mía. Một bướm cái đẻ 2-3 ổ trứng. Trứng nở vào buổi sáng, sâu mới nở rất nhanh nhẹn, thường nhả tơ nhờ gió đưa sang các cây khác. Sau đó, sâu đục thân sẽ tìm vào chổ gốc lá đọt đục vào thẳng xuống dưới ngọn phá hại điểm sinh trưởng làm ngọn mía bị héo và gẫy cụt, các mầm nhánh đâm ra thành hình chổi.

Chặn đứng tình trạng sâu đục thân mía bằng Betadan 95WP cho hiệu quả tức thời
Sâu đục thân mía

2.2 Sâu đục thân 4 vạch tạo điều kiện cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập mía

Sâu đục thân 4 vạch có vòng đời trung bình từ 55 – 60 ngày, trong đó thời gian trứng 6 – 8 ngày, sâu non 35 – 40 ngày, nhộng 9 – 11 ngày, bướm đẻ trứng 3 – 5 ngày.

Bướm hoạt động ban đêm, sau khi đẻ 5-6 ngày thì trứng nở vào buổi sáng cho đến lúc gần trưa. Sâu non mới nở tập trung ở lá nõn ăn phiến lá, thải ra nhiều phân sâu. Khi lá đọt nở ra thấy nhiều vết hại hoặc các lỗ thủng hình tròn. Sang tuổi 3, sâu phân tán đụcvào thân cây. Lúc mía còn nhỏ (giai đoạn đẻ nhánh) chưa có lóng, sâu đục vào đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng chết mầm. Khi mía lớn có lóng, sâu đục vào đốt thân, chung quanh lỗ đục màu vàng khô.

Chặn đứng tình trạng sâu đục thân mía bằng Betadan 95WP cho hiệu quả tức thời
Sâu đục thân mía

Trong thân mía sâu đục thành hang ngách, thông từ đốt này sang đốt khác và sâu sẽ đùn phân ra ngoài, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gãy ngang thân khi có gió mạnh. Khi mía bị gãy, mầm thân mọc ra nhiều. Đường đục cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập.

2.3 Tình trạng sâu đục thân mình vàng khiến mía mầm bị khô héo 

Vòng đời trung bình 40-53 ngày, trong đó thời gian trứng 6-8 ngày, sâu non 20-30 ngày, nhộng 8-10 ngày, bướm đẻ trứng 3-5 ngày.

Bướm hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm.Trứng được đẻ rời rạc từng quả hoặc 2-3 quả.

Thời kỳ mía mầm đa số sâu đục thân đẻ ở phiến lá và bẹ lá. Khi mía đã có lóng, sâu đẻ trứng trên thân cây.

Sâu non nở ra thì bò hoặc nhả tơ đu xuống, chui vào nách lá. Lúc mía mầm, sâu đục vào phần non mềm gốc mía, cắn đứt điểm sinh trưởng làm mầm khô héo chết. Thời kỳ mía vươn cao, sâu đục vào mầm mắt, đai rễ làm mía dễ gẫy khi gặp gió to.

Sâu đục thân mình vàng gây hại chủ yếu thời kỳ mía mầm.

2.4 Tình trạng sâu đục thân 5 vạch phát sinh nhiều ở những vùng đồi, khô hạn

Sâu đục thân 5 vạch có vòng đời trung bình 40 – 55 ngày. Trong đó, thời gian trứng 5-6 ngày, sâu non 25-35 ngày, nhộng 5-8 ngày, bướm đẻ trứng 3-5 ngày.

Bướm hoạt động ban đêm. Trứng đẻ ở bẹ lá gần gốc mầm mía.

Sâu non nở ra bò lên phía trên chui vào nách bẹ lá rồi đục vào điểm sinh trưởng làm ngọn mía bị héo, mầm mía chết khô.

Mía gốc nhiều năm sâu phá hại nặng. Mía vùng đồi hoặc bị khô hạn thì sâu đục thân 5 vạch phát sinh nhiều.

2.5 Tình trạng sâu đục thân mình hồng thường cắn phá mía khi đã có 5 – 7 lóng

Con trưởng thành là loài bướm có kích thước nhỏ, hình dạng giống con cú mèo
Sâu mình hồng đẻ trứng trong bẹ lá ở những lá già bắt đầu bong hoặc đốt mía gần mặt đất.

Sâu non mới nở sống tập trung trong bẹ lá, phá hại mầm mía là chính. Khi mới nở chúng tập trung và gặm bên trong lá, sâu tuổi 2-3 mới phân tán phá hoại.

Vị trí lỗ đục tương đối cao, có nhiều phân đùn ra, đục từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm nõn mía bị héo và chết khô.

Sâu đục thành đường ngầm từ lóng này sang lóng khác, cây bị hại thường héo và gãy ngọn, mầm thân mọc ra.

3. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân mía

3.1 Biện pháp thủ công:

Để phòng trừ một cách có hiệu quả các loại sâu đục thân hại mía cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

Bà con nên chọn trồng các giống mía có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Bên cạnh đó, bà con cũng nên sử dụng những hom mía giống khỏe và đạt tiêu chuẩn để bắt đầu mùa vụ. Kết hợp với việc cày xới, phơi đất để diệt các mầm móng của sâu đục thân còn trong đất.

Khi bà con thu hoạch mía, nên chặt sát gốc, thu gom và đốt tàn dư sau thu hoạch. Diệt cỏ kịp thời trong ruộng mía và quanh bờ, tránh nơi ẩn náu của sâu. Bóc lá già thường xuyên để loại trừ ổ trứng sâu.

3.2 Dùng Betadan 95WP để ngăn chặn hiệu quả tình trạng sâu đục thân mía

Ở giai đoạn từ khi trồng đến kết thúc mọc mầm (giai đoạn phát triển lá):

Rải vào rãnh trước khi trồng bằng thuốc có hoạt chất CARTAP 4% w/w với liều lượng 20-25 kg/ha (ngoài phòng trừ các loại sâu đục thân trên thuốc còn trừ tốt một số côn trùng gây hại rễ khác như mối, rệp sáp, bọ hung…).

Giai đoạn kết thúc mọc mầm đến vươn lóng: 

Rải thuốc có hoạt chất CARTAP 4% w/w  theo hàng với liều lượng 30 kg/ha.

Rắc thuốc hoạt chất CARTAP 4% w/w  trên đọt hoặc nách lá (khoảng 10-15 hạt/cây)
Phun thuốc (khi mía dưới 4 lóng) bắng thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole 5% (w/w) hoặc thuốc Betadan 95WP của công ty Đức Thành (400g/1ha) khi có triệu chứng sâu mới xâm nhập. Bà con nên phun thuốc ướt đẫm lên ngọn mía để quá trình phòng trừ bệnh hại được hiệu quả nhất cho cây.

Giai đoạn vươn lóng đến trước thu hoạch: 

Đối với giai đoạn này, biện pháp phòng trừ chủ yếu là bóc lá khô, lá già để loại bỏ. Đồng thời, cần chặt cây khô do sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng; cắt mầm vô hiệu lúc mía trên 7 tháng tuồi (1 lần/tháng), trừ cỏ dại trên ruộng.

Betadan 95WP - Chặn đứng tình trạng sâu đục thân mía
Betadan 95WP – Chặn đứng tình trạng sâu đục thân mía

Thuốc trừ sâu Betadan 95WP và một số sản phẩm khác được Đức Thành giới thiệu trên đây đều hiện đang có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Quý bà con có nhu cầu mua hàng, có thể gọi về số hotline 0933921349 để được hướng dẫn ra cửa hàng gần nhất.

Trong trường hợp bà con muốn mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử, vui lòng truy cập: https://shopee.vn/ducthanhcompany

Hiện nay, công ty TNHH Đức Thành đang mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Quý đối tác có nhu cầu hợp tác mở đại lý, vui lòng gọi về số hotline 0933921349 để được tư vấn rõ hơn.