Các loại bệnh thường gặp trên cây cao su và cách phòng chống hiệu quả

Các loại bệnh thường gặp trên cây cao su và cách phòng chống hiệu quả

Cao su lại thuộc vào nhóm cây trồng tạo ra nguồn thu nhập cao, đóng góp vào tỷ trọng kinh tế không chỉ của gia đình, tỉnh thành mà còn của cả nước. Các loại bệnh trên cây cao su như nấm hồng, phấn trắng, héo đen đầu lá, nứt vỏ xì mủ, vàng rụng lá… ngày càng gia tăng về diện tích và mức độ thiệt hại. Do đó, để hạn chế thiệt hại, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, bài viết sau đây sẽ cung cấp chi tiết tiết về cách điều trị các bệnh hiệu quả.

Các loại bệnh thường gặp trên cây cao su

Tương tự như những loài cây trồng khác, cây cao su cũng chịu nhiều mối đe dọa từ côn trùng và bệnh gây hại. Vì thế, nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân gây hại cũng như cách điều trị là điều vô cùng quan trọng đối với người canh tác.

Các loại bệnh hại trên cao su

Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Bệnh phấn trắng cao su do loại nấm Oidium Hevea gây ra. Bệnh xảy ra trên cây cao su ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chủ yếu là giai đoạn cây ra lá mới. Bệnh tấn công lá non, khiến lá rụng hàng loạt, sau đó để lại các vết có dạng loang lỗ, phiến là bị biến dạng, sinh ra các lớp bột màu trắng như phấn. Với mọi độ tuổi khác nhau, bệnh phấn trắng sẽ gây hại khác nhau. Trên cây nhỏ, bệnh phấn trắng làm rụng lá, cây không thể lớn thậm chí bị chết. Trên cây lớn, bệnh khiến lá rụng nhiều lần, sinh trưởng kém, làm chậm thời gian khai thác.

Để phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao su, cần sử dụng đúng thuốc như thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP, phun xịt đúng kỹ thuật và áp dụng đồng thời nhiều biện pháp như: Tăng lượng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới; với các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc năm trước đã nhiễm bệnh, cần vệ sinh sạch sẽ vườn và phun thuốc trực tiếp khi cây thay lá mới từ 3 – 6 lần, với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần; với vườn cây đang thu hoạch mủ, cần tăng cường phân bón vào cuối mùa mưa, tăng lượng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới, tích cực vệ sinh lá rụng để tránh lây lan. 

Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Phun thuốc đúng thời điểm là mấu chốt quyết định hiệu quả việc phòng trừ bệnh phấn trắng trên cao su

Bệnh nấm hồng trên cây cao su

Bệnh do loại nấm có tên Corticium salmonicolor Berk. & Br gây ra. Nấm hồng cao su xảy ra phổ biến vào mùa mưa, trên các cây cao su có độ tuổi 4 – 8. Vết bệnh xuất hiện trên thân (nơi chảng ba), cành có vỏ hóa nâu. Ban đầu, vết bệnh có mủ và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng, đến khi có màu hồng là lúc bệnh chuyển sang nặng. Bệnh khiến cho vỏ cây cao su bị nứt và bong tróc, cành khô, cây sinh trưởng kém.

Bệnh nấm hồng cao su cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời. Để điều trị, cần dùng một trong những loại thuốc có hoạt chất đặc trị bệnh như Validamycin hay Hexaconazole. Do đó, bạn có thể sử dụng các loại thuốc Villa-fuji 5SL hoặc Hexalazole 300SC để phun xịt. Khi phun các loại thuốc trên cần pha với chất bám dính và phun định kỳ 1 – 2 tuần một lần cho đến khi bệnh dứt hẳn. Trong quá trình này, cần ngưng cạo những cây bị chết tán và cây bị bệnh nặng.

Bệnh nứt vỏ xì mủ trên cây cao su

Bệnh xì mủ cao su do các loài nấm Phytophthora, chủ yếu là Phytophthrora palmivora gây hại ở mặt cạo và Phytophthora botryosa gây hại ở lá và trái cao su. Bệnh gây hại trên các miệng cắt mặt cạo mủ nên còn là tác nhân gây ra bệnh loét sọc mặt cạo trên cao su. Khi mắc bệnh, cành và thân cây cao su bị ứ nhựa, đen thâm mặt lõi, khiến các ống mủ bị hư. Trên phần vỏ có nhiều mụn nhỏ kích thước 1 – 2mm, các mụn này lan ra toàn bộ thân cành, khiến thân cành bị nứt, mủ chảy ra. Vết bệnh khiến vỏ cây khô bong tróc, tạo điều kiện cho côn trùng đục khoét, nhất là mọt. Khi bệnh tiến triển nặng, có khả năng khiến cây chậm phát triển, giảm sản lượng mủ.

Để phòng trừ loại bệnh trên, bạn cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời. Đối với các cành bệnh, cần cắt bỏ để tránh lây lan diện rộng. Cần nhúng dao cạo mủ vào dung dịch thuốc đặc trị như thuốc trừ bệnh Rubbercare 720WP pha nồng độ 1% khi cạo mủ hoặc quét trực tiếp thuốc lên miệng cạo.

Bệnh nứt vỏ xì mủ trên cây cao su

Bệnh nứt vỏ xì mủ trên cây cao su gây hại ở mặt cạo khiến vỏ khô và chảy mủ

Bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

Bệnh héo đen đầu lá do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc tấn công vào chớp và mép lá non, khiến lá héo đen và rụng. Bệnh nặng có thể khiến lá khô, rụng, chết chồi và ngọn.

Để điều trị bệnh, cần sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất đặc trị Carbendazim, Hexaconazole hay thuốc trừ bệnh Upper 400SC. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, cần thực hiện phun sớm khi mới phát hiện, tập trung phun trên tán lá non, chu kỳ phun 7 – 10 ngày/lần, nhất là sau các cơn mưa lớn.

Bệnh botryodiplodia trên cây cao su

Bệnh do nấm Botryodiplodia theobromae Pat gây ra, gây hại nặng nhất trong mùa mưa. Với vườn cây mới trồng, nấm bệnh tấn công mắt ghép và chồi dẫn đến chết cây. Với vườn cây từ 2 năm tuổi trở lên, nếu bị nặng sẽ gây nứt và thối vỏ trên thân, khiến thân bị uốn cong rất khó mở cạo, dẫn đến khô miệng cạo, thậm chí bị nặng có thể gây chết toàn bộ cây, gây giảm sản lượng nếu kéo dài. Khi mới phát bệnh, vỏ hóa nâu xuất hiện các mụn nhỏ kích thước 1 – 2mm. Sau đó, các mụn phát triển toàn bộ cành, khiến cành bị nứt và có màu nâu đặc trưng, mủ rỉ ra từ vết nứt.

Hiện nay, bệnh Botryodiplodia là một trong những loại bệnh chính gây thiệt hại đáng kể cho việc trồng cao su tại Việt Nam. Để điều trị, cần sử dụng các loại thuốc đặc trị và các biện pháp chăm sóc cẩn thận.

Bệnh vàng rụng lá cao su

Bệnh do nấm Corynespora cassiicola gây ra. Đây là loại nấm thường tấn công trên lá, trên cuống lá, khiến lá và cuống cao su bị khô vàng rụng hàng loạt, cây trở nên trơ trụi, ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp, giảm năng suất mủ. Nếu các bệnh khác xuất hiện vào mùa mưa và một độ tuổi nhất định của cây cao su, thì bệnh vàng lá lại xuất hiện quanh năm và mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi xuất hiện, trên lá có vết bệnh màu đen dạng xương cá dọc theo gân lá, rồi lan rộng khiến lá đổi màu và rụng. Trên cuống và chồi có vết nứt dạng hình thoi, mủ rỉ ra và hóa đen.

Để điều trị bệnh vàng rụng lá cao su, cần dùng thuốc đặc trị có hoạt chất Hexaconazole hay hoạt chất Carbendazim, phun kỹ mặt dưới lá, định kỳ 7 – 10 ngày phun một lần.

Bệnh vàng rụng lá cao su

Bệnh vàng lá cao su khiến lá cây rụng hàng loạt, ảnh hưởng đến năng suất mủ

Côn trùng gây bệnh cao su

Rệp sáp

Loại rệp sáp sống tập trung ở ngọn và lá non của cao su. Chúng hút nhựa non khiến ngọn kém phát triển, lá xoăn, cây kém sinh trưởng. Nếu rệp sáp càng nhiều, sẽ khiến cây khô và chết. Để diệt trừ loại côn trùng này, cần sử dụng loại thuốc trừ sâu Season 450SC hoặc Siêu Sâu Rầy 700EC phun xịt lúc mới phát bệnh.

Mối và sùng

Khác với rệp sáp, mối và sùng chủ yếu gây hại với phần gốc và rễ của cao su, khiến cây sinh trưởng kém, dễ đổ gãy. Để tránh mối gây hại từ mối và sùng, cần sử dụng Siêu Sâu Rầy 700EC pha với nồng độ 0,15 – 0,2% tưới đẫm vào gốc.

Nhện trắng

Nhện trắng sống tập trung ở mặt dưới của các lá non, chúng hút nhựa làm lá non bị cong cụp xuống. Nếu mật độ nhện trăng càng cao, lá sẽ bị vàng khô và rụng. Cách diệt trừ nhện trắng là sử dụng DT Ema 40EC phun xịt mỗi đợt cây ra lá non.

Sâu róm, sâu phồng lá và cấu cấu xanh lớn

Sâu róm thường sống theo ổ, con non sẽ gặm chất xanh của lá, con lớn sẽ ăn khuyết đến khi lá trụi hẳn. Còn sâu phồng lá gây hại ở các lá già, chúng đục dưới lớp biểu bì những rãnh làm lá phồng rộp lên và rách từng mảng. Cấu cấu xanh lớn là loại bọ trưởng thành, chúng hoạt động vào ban đêm, cắn phá lá, chồi non, làm cây sinh trưởng kém.

Đối với ba loại này, cần sớm phát hiện và phun diệt trừ bằng thuốc trừ sâu DT Aba 60,5EC hoặc Siêu Sâu Rầy 700EC.

Mối là loại côn trùng dễ gặp trên cây cao su

Mối là loại côn trùng dễ gặp trên cây cao su, chúng ăn gốc rễ, khiến cây dễ đổ ngã

Công dụng các loại thuốc trừ bệnh trên cây cao su

Thuốc trừ sâu Season 450SC

Season 450SC chứa Buprofezin và Deltamethrin có công dụng điều trị các loại sâu bệnh như rệp sáp, mối mọt… Tuỳ theo diện tích đất canh tác mà sử dụng liều lượng phù hợp.

Siêu Sâu Rầy 700EC

Đây là dòng đặc trị các loại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rệp sáp, rầy phấn, rầy nâu, bọ trĩ, tuyến trùng… Từ đó, giúp cây khỏe rễ, xanh lá…

DT ABA 60,5EC

DT ABA 60.5EC là thuốc trừ sâu sinh học, thấm sâu nhanh vào mô cây, ít bị rửa trôi. Thuốc chứa hoạt chất Abamectin chuyên trị các loại sâu cuốn lá, nhện, rầy nâu, nhện đỏ, bọ trĩ… trên rau cải, đậu phộng, cây ăn quả, cây công nghiệp… Đối với cây cao su, sử dụng liều lượng 8 – 12ml/ bình 16 lít.

Rubbercare 720 WP

Rubbercare 720WP được sản xuất bởi Đức Thành Group, có công thức được cải tiến phối hợp hoàn hảo Metalaxyl-M và Mancozeb. Thuốc bám dính tốt, thấm nhanh vào vết bệnh của cây trồng. Phòng trừ đặc hiệu các nấm Phytophthora, Pythium, Fusarium, Peronospora, Sclerospora…gây bệnh phấn trắng, nứt vỏ xì mủ, loét sọc mặt cạo trên cây cao su.

Rubbercare 720WP của Đức Thành Group với công thức cải tiến, giúp phòng trừ đặc hiệu các loại bệnh trên cao su

Villa-fuji 100SL

Vila-fuji 100SL được sản xuất qua quá trình lên men một dòng nấm Streptomyces, đặc trị các nấm Rhizoctonia, Corticium và Sclerotium gây ra. Đặc biệt là bệnh nấm hồng cao su.

Hexalazole 300SC

Hexalazole 300SC là thuốc trừ nấm bệnh có chứa hoạt chất kép Hexaconazole và Tricyclazole. Phòng trừ các bệnh trên cây lúa, cây cà phê và bệnh phấn trắng cao su, bệnh héo đen đầu lá, bệnh vàng rụng lá trên cao su… Thuốc có tính thấm sâu, lưu dẫn mạnh, bám dính tốt ít bị rửa trôi. Di chuyển nhanh vào mô cây, vừa phòng bệnh lại có khả năng diệt nấm xâm nhập sâu bên trong nên tác dụng nhanh và hiệu lực kéo dài. Khi sử dụng Hexalazole 300SC, cần dùng với lượng nước 320 – 400 lít/ha, phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5 -10%.

Hexalazole 300SC của Đức Thành Group trừ được các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, vàng rụng lá trên cao su

Trên đây, là một số bệnh trên cây cao su và các loại thuốc cũng như cách điều trị hiệu quả. Dễ dàng nhận thấy, điều quan trọng của quá trình điều trị chính là chọn đúng loại thuốc đặc trị và phải được chọn mua của những thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng. Với tiêu chí luôn là người đồng hành của nhà nông, Đức Thành Group đã cho ra mắt các dòng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đa dạng với đa dạng sản phẩm, giúp điều trị và chăm sóc nhiều loại cây trồng khác nhau như cà phê, cao su, sầu riêng, lúa… Sản phẩm của Đức Thành Group được sản xuất từ nguyên liệu được tuyển chọn, công thức kiểm định và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo dinh dưỡng toàn diện cho từng giai đoạn phát triển của cây từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch.

Các sản phẩm của Đức Thành Group hiện đang được bày bán trên khắp cả nước với mức giá hợp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 0935921923 để được hỗ trợ tư vấn, đặt hành nhanh chóng.