I. TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH
Bệnh lem lép hạt
Hạt lúa có gạo bị lem lép hoàn toàn, vỏ trấu của hạt bệnh có màu xanh nhạt rồi chuyển màu vàng hoặc các vết đốm có màu nâu, nâu sậm hoặc biến đổi từ màu nâu đến lốm đốm đen trên hạt lúa.
Bệnh khô cổ gié (đạo ôn)
Nhánh gié lúa có vết bệnh lúc đầu màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Nếu độ ẩm không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh, khô và dễ bị gãy gục.
II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ TÁC HẠI CỦA BỆNH
Bệnh lem lép hạt
Một trong những tác nhân truyền bệnh là do các loại nấm như: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilleria barclayana, Ustilagonoides virens… và vi khuẩn bám trên vỏ trấu hạt lúa sau khi thu hoạch ở giai đoạn trước, lưu tồn trong đất, nước và gây hại làm hạt bị lem.
Ngoài ra, trên các chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau.
Sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ làm gia tăng khả năng bị lem lép hạt. Và cỏ dại cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát tán trong ruộng lúa.
Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại từ khi cây lúa trổ bông đến chín sữa, làm giảm năng suất lúa, giảm phẩm chất của hạt lúa thu hoạch được. Hạt bị lem có mang mầm bệnh và sẽ lây lan bệnh cho vụ sau.
Bệnh khô cổ gié (đạo ôn)
Bệnh do nấm Pyricularia grisea tấn công trên cổ gié (cổ bông) làm cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi bông, nuôi hạt, hạt lúa sẽ bị lép lửng, làm cho cổ gié bị khô và gãy gục.
Các yếu tố như giống nhiễm, bón phân đạm nhiều, sạ dày, lá lúa nằm ngang, phiến lá rộng, ruộng thiếu nước, cỏ dại nhiều là điều kiện thuận lợi để nấm phát sinh, phát triển và gây bệnh nặng.
Các yếu tố làm chậm hoặc ngăn cản quá trình phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn là: giống kháng bệnh, gieo sạ thưa, có thời gian phơi đất trước khi sạ, bón đủ khoáng chất, đặc biệt là canxi, silic, kali..
III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH
Biện pháp canh tác
- Chọn thời vụ gieo cấy thích hợp
- Vệ sinh đồng ruộng: tiến hành thu gom, dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại ra khỏi ruộng, khi thu hoạch xong nên cày vùi rơm rạ ngay để diệt mầm bệnh.
- Chọn giống sạch bệnh, không dùng giống vụ trước bị lem lép gieo sạ lại.
- Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ và gieo.
- Gieo sạ mật độ thích hợp.
- Bón phân cân đối NPK, không bón quá nhiều phân đạm.
- Quản lý tốt sâu, bệnh hại giai đoạn trước trổ.
Biện pháp hóa học
Để quản lý tốt bệnh lem lép hạt và khô cổ gié trên giống lúa OM18 và Đào Thơm 8 nói riêng cũng như các giống lúa khác ở cuối mùa vụ nói chung, ngoài biện pháp canh tác tốt, bà con cần phun ngay bộ đôi sản phẩm đặc trị UPPER 400SC và HEXALAZOLE 300SC của công ty TNHH Đức Thành cho lúa.
UPPER 400SC là thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất kép Azoxystrobin và Difenoconazole với cơ chế đa tác động, có tính lưu dẫn, thấm sâu vào trong cây, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bệnh cũng như các bào tử nấm bệnh triệt để nhất. Thuốc giúp ngăn chặn bào tử nấm bệnh và tiêu diệt nấm bệnh xâm nhiễm. Thuốc có tính tẩy rửa vết bệnh giúp hạt lúa vàng, sáng. Ngoài ra, còn có khả năng làm cho lá đòng cứng khỏe, giữ màu xanh kéo dài suốt quá trình trổ chin. Tạo điều kiện cho lá đòng quang hợp mạnh mẽ, tích lũy chất khô vào hạt một cách tích cực cho hạt no mẩy, nặng ký, hạn chế tối đa tình trạng lép cậy. Góp phần tăng năng suất và phẩm chất nông sản rõ rệt.

HEXALAZOLE 300SC chứa 2 hoạt chất Hexaconazole và Tricyclazole cộng hưởng lại, tác động tiếp xúc, thấm sâu và lưu dẫn, có tính bám dính tốt, ít bị rửa trôi nên tác dụng nhanh và hiệu lực kéo dài. Thuốc di chuyển nhanh vào mô cây, giúp phòng trừ bệnh khô cỏ gié, đạo ôn và thán thư hại lúa. Không những vậy còn có khả năng truy diệt nấm xâm nhập sâu bên trong.
PHUN UPPER 400SC PHÒNG BỆNH LEM LÉP HẠT VÀ HEXALAZOLE 300SC PHÒNG TRỪ ĐẠO ÔN, KHÔ VẰN HIỆU QUẢ CAO.
Tên sản phẩm |
Liều lượng |
UPPER 400SC |
50ml/bình 25 lít nước |
HEXALAZOLE 300SC |
65-70ml/bình 25 lít nước |