Các bệnh được ghi nhận | Tỷ lệ vườn có bệnh (%) | |||
Hàm Thạnh | Mương Mán | Hàm Mỹ | TB | |
Bệnh đốm nâu | 70,00 | 70,00 | 63,33 | 67,78 |
Bệnh nám cành | 40,00 | 43,33 | 30,00 | 37,78 |
Bệnh thối đầu cành | 46,67 | 53,33 | 50,00 | 50,00 |
Bệnh đốm trắng | 56,67 | 66,67 | 60,00 | 61,11 |
Bệnh thối bẹ | 40,00 | 36,67 | 36,67 | 37,78 |
Bệnh thán thư | 53,33 | 56,67 | 50,00 | 53,33 |
Nấm bồ hóng | 36,67 | 40,00 | 30,00 | 35,56 |
2. BỆNH NÁM CÀNH
Tác nhân: Nấm Macssonina agaves. Lớp nấm bất toàn: Deuteromycetes
Cơ chế và triệu chứng gây hại: Nắng nóng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Tác nhân là nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp. thuộc họ Nectrioidaceae, bộ Melanconiales, lớp Deuteromycetes.
Triệu chứng tác hại: Trên thân và cành vết bệnh lúc đầu nhỏ, hình tròn, màu nâu nhạt. Về sau vết bệnh lớn lên, không có hình dạng rõ rệt, tạo thành một lớp màng mỏng màu xám tro hơi nhám. Bệnh nặng làm cành phát triển kém, ảnh hưởng đến ra hoa đậu quả
3. BỆNH THỐI ĐẦU CÀNH
Tác nhân: Nấm Alternaria sp. Lớp nấm bất toàn: Deuteromycetes
Cơ chế phát sinh và triệu chứng gây hại: Bệnh thường phát triển khi thời tiết nắng nóng.
Triệu chứng tác hại: Trên đầu cành, vết bệnh đầu tiên là những đốm tròn nhỏ, màu vàng sau lan rộng ra làm cả phần ngọn cành có màu vàng, mềm và thối, vết thối sũng nước. Bệnh làm cây phát triển kém, giảm số cành, tán cây nhỏ lại, giảm sản lượng quả.
4. BỆNH ĐỐM TRẮNG
Tác nhân: Nấm Scytalidium dimidiatum (Ascomycota). Bộ phận bị gây hại: Cành và quả.
Cơ chế phát sinh và triệu chứng gây hại: Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa (tháng 5-11dl). Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 30-350C và ẩm độ càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan nhanh.
Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn trắng, lõm, sau có màu nâu vàng (gỉ sắt), phần trung tâm hơi lồi, bệnh nặng đốm bệnh liên kết gây thối cành. Bệnh gây hại chủ yếu trên cành non, cành bánh tẻ, trái non và sắp chín.
5. BỆNH THỐI BẸ
Tác nhân: Fusarium sp.
Cơ chế phát sinh và triệu chứng gây hại: Bệnh xuất hiện quanh năm, phát triển nặng trong điều kiện nóng ẩm và thường tấn công trên những cành đã trưởng thành.
Triệu chứng: Đầu tiên là những vết sũng nước màu nâu, lây lan rất nhanh, làm thối cành. Mở đường cho vi khuẩn tấn công và có mùi hôi. Sau đó phần mô này bị mất, còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng sinh trưởng của cây. Bệnh nặng làm chết cả trụ thanh long.
6. BỆNH THÁN THƯ
Tác nhân: Nấm Colletotrichum gloeosporioides. Lớp nấm bất toàn: Deuteromycetes
Cơ chế phát sinh và triệu chứng gây hại: Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, khi cây ra cành non nhiều. Khi cây ra hoa nếu có mưa hay sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên và gây hại nặng thêm.
Triệu chứng: bệnh gây hại cả trên cành, hoa và quả:
- Trên cành: thân cành sẽ thối mềm có màu vàng sáng sau đó chuyển dần sang màu nâu, vết thối thường sẽ bắt đầu từ phần ngọn hoặc ngay mắt (gai) của cành thanh long sau đó đi vào bên trong phần thịt cành và lõi cành.
- Trên hoa: vết bệnh xuất hiện đầu tiên có dấu hiệu là những chấm nhỏ li ti màu đen, lớn lên xung quanh có quầng màu vàng làm cho hoa khô và rụng đi làm giảm đáng kể số lượng trái về sau đối với những vườn bị nhiễm bệnh nặng.
- Trên trái: ở điều kiện ngoài đồng ruộng bệnh ít khi tấn công lên trên trái, tuy nhiên mầm bệnh hiện diện trên vỏ trái lúc còn xanh đến giai đoạn trái lớn sắp thu hoạch hoặc đã thu hoạch và tồn trữ, bệnh xuất hiện và phát triển với những đốm nhỏ ban đầu màu vàng sau đó lớn dần lên và chuyển sang màu nâu đen.
7. NẤM BỒ HÓNG
Tác nhân: Capnodium sp.
Cơ chế phát sinh và triệu chứng gây hại: Bệnh thường phát triển vào mùa nắng. Trong mùa nắng, nụ bông và quả non thanh long thường tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này. Do rầy hoặc rệp tấn công trên bẹ non thanh long, bài tiết ra chất mật và sau đó nấm bồ hóng có điều kiện tấn công. Bệnh có thể tồn tại trên cành, quả bị nhiễm bệnh và phát tán nhờ gió, nước mưa, côn trùng,.v.v.
Triệu chứng gây hại: Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng sẽ làm cho vỏ quả bị xù xì và làm giảm giá trị thương phẩm.Bệnh phát triển thành từng mảng đen (muội đen, khói đèn) trên mặt lá, cành và các gié hoa, quả non làm rụng hoa, quả non, gây trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện trên các vườn ít chăm sóc.
Tác giả bài viết: Kỹ sư nông nghiệp: Nguyễn Văn Khải, Truc Huynh
Nguồn tin: ducthanhco.vn