Phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa vụ thu đông • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa vụ thu đông

Lúa vụ Thu Đông là một trong những vụ lúa quan trọng của năm, cho năng suất, sản lượng và chất lượng cao so với các vụ khác. Để có một vụ mùa thắng lợi, Đức Thành khuyến cáo bà con làm tốt công tác phòng trừ sâu, bệnh hại trên lúa vụ Thu Đông.

Thời tiết canh tác lúa vụ thu đông

Vụ Thu Đông hay còn gọi là vụ mùa rơi vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 âm lịch. Vào giai đoạn này thời tiết mưa nhiều, đôi khi bão hay áp thấp nhiệt đới kéo dài làm cho độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn gây gại trên cây lúa.

Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, xu thế thời tiết từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2022 trên phạm vi cả nước có nhiệt độ và tổng lượng mưa trung bình cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Các hiện tượng thời tiết, khí hậu thường vẫn có khả năng có những biến động mạnh, đặc biệt trong các tháng mùa mưa bão năm 2022.

Theo dự đoán, mùa mưa năm 2022 diễn biến rất phức tạp, cần tuyên truyền nông dân thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão khi quyết định xuống giống.

Sâu bệnh hại trên lúa vụ thu đông

Do điều kiện thời tiết khí hậu trong vụ Thu Đông rất thích hợp cho các loại nấm bệnh phát triển. Đặc biệt là bệnh đạo ôn và khô vằn trong vụ này.

Nếu bà con nông dân không quản lý tốt để ruộng lúa bị dịch bệnh tấn công sẽ ảnh hưởng tới năng suất lúa làm cho vụ mùa bị thiệt hại đáng kể.

Nhằm quản lý tốt 2 đối tượng bệnh hại này, công ty TNHH Đức Thành đưa tới bà con nông dân cách nhận dạng, phòng và trị bệnh đạo ôn và khô vằn hiệu quả với chi phí hợp lí nhất giúp bà con có vụ mùa đạt năng suất tối ưu nhất.

Bệnh đạo ôn

Tác nhân gây bệnh đạo ôn trên lúa là nấm Pyricularia oryzae. Nấm bệnh có thể gây hại trên lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa.

Nấm Pyricularia oryzae tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ, lúa chét. Ngoài ra nấm còn tồn tại trên ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa ma… sinh trưởng phát triển quanh năm. Bào tử thường phát sinh vào ban đêm, gây bệnh tùy theo giống và điều kiện thời tiết.

Để nhận biết lúa bị bệnh đạo ôn, bà con dựa vào những dấu hiệu như sau:

Trên lá ban đầu có vết bệnh rất nhỏ, nhưng ở giữa vết bệnh, phần tế bào lá đã bị hoại tử và khô xám, sau đó vết bệnh lớn dần và có hình thoi, đây là vết bệnh đặc trưng của đạo ôn.

Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ tương đối thấp, ẩm độ không khí cao kết hợp mưa, thời tiết âm u, sương mù, bệnh sẽ phát sinh gây hại nặng.

Trong ruộng lúa, những chỗ có bóng râm và tối, bệnh nặng hơn chỗ khác. Bệnh cũng thường phát triển mạnh ở những chân ruộng trũng, khó thoát nước.

Nếu bà con sử dụng giống nhiễm, gieo sạ quá dày khiến ruộng không thông thoáng hoặc bón thừa phân đạm thì bệnh đạo ôn sẽ có cơ hội phát triển mạnh.

Bệnh đạo ôn chủ yếu lây nhiễm qua không khí (gió), gặp điều kiện thuận lợi sau 01 ngày bào tử nấm nảy mầm xâm nhập vào bên trong mô cây, sau 2 ngày bệnh xuất hiện vết chấm kim, từ 5 – 7 ngày sau khi xâm nhập nấm đã sản sinh bào tử mới và bắt đầu phán tán vào không khí.

Khi bệnh tiến triển nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn lá bị “cháy”.

Nguy hiểm nhất là khi nấm bệnh đạo ôn tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục vào giai đoạn lúa trổ bông. Làm cho năng suất lúa bị thiệt hại đáng kể.

Bệnh khô vằn

Bệnh khô văn do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Hạch nấm Rhizoctonia solani có thể lưu tồn trong đất, rơm rạ từ vụ trước, các loại cỏ dại trên bờ ruộng, nguồn nước tưới từ sông, rạch….

Bệnh tấn công từ gốc lúa rồi dần lên bẹ, thân đến lá và ngọn. Nếu điều kiện thuận lợi bệnh có thể xuất hiện rất sớm trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện phổ biến vào các  thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín.

Cùng một thửa ruộng lúa, bệnh thường xuất hiện trước ở những vùng trũng nước, lúa dày, lá xanh đậm thừa đạm.

Bệnh khô vằn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Ở những ruộng bón thừa đạm giai đoạn đẻ nhánh và thúc đòng. Khâu vệ sinh đồng ruộng chưa được tốt, cỏ dại xung quanh bờ ruộng đang mắc bệnh rất dẽ lây lan.

Nguồn nước bơm từ kinh, rạch có nhiều cây lục bình cũng là mối đe dọa lôi cuốn hạch nấm vào ruộng lúa. Những ruộng bón Kali thấp, thường bệnh nặng hơn.

Nếu không có biện pháp quản lý tốt, bệnh khô vằn xuất hiện sớm sẽ gây thối bẹ, thối thân. Bệnh tấn công giai đoạn đòng trổ sẽ gây nghẹn đòng, bông không trổ thoát ra được.

Bệnh tấn công giai đoạn trổ chín sẽ có nguy cơ gia tăng  hiện tượng lem lép hạt. Có thể gây thiệt hại nặng đến năng suất và phẩm chất lúa.

Biện pháp phòng và trị bệnh trên lúa vụ thu đông

Các biện pháp kỹ thuật cần chú ý trong vụ thu đông 2022

– Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu, cần cày vùi rơm rạ ngay. Đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 20 ngày trước khi gieo sạ để tránh ngộ độc hữu cơ. Có thể sử dụng nấm Trichoderma để phân hủy rơm rạ nhằm hạn chế thối rễ cho lúa.

– Sử dụng giống lúa thích nghi mùa vụ, giống cấp xác nhận, sạ thưa, sạ hàng với lượng giống <100 kg/ha hoặc cấy. Kết hợp đánh nhiều rãnh thoát nước để hạn chế ngập, úng.

– Sử dụng một số giống lúa có khả năng chống chịu trong điều kiện bất lợi do thời thiết ở vụ Thu Đông.

– Áp dụng các quy trình canh tác lúa tiên tiến như: 3 Giảm 3 Tăng, 1 Phải 5 Giảm, ứng dụng IPM, công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại.

– Xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng, né rầy để hạn chế bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá xảy ra.

Các biện pháp phòng và trị bệnh trong vụ thu đông 2022

Để phòng bệnh cần áp dụng nhiều biện pháp hợp lý:

– Vệ sịnh đồng ruộng thật kỹ để cắt đứt nguồn nấm gây bệnh.

– Sử dụng giống chống chịu tốt và sạ thưa.

– Bón phân cân đối, không bón thừa đạm.

– Sau khi gieo sạ, nếu rầy di trú vào ruộng thì đưa nước vào ngập “chảng ba” cây lúa. Làm vậy sẽ hạn chế rầy nâu chích hút và đẻ trứng.

Nhằm giảm chi phí và công phun xịt, khi phát hiện lúa chớm bị nhiễm đạo ôn và khô vằn.

Đức Thành khuyến cao bà con sử dụng sản phẩm HEXALAZOLE 300SC. Với tác động kép với 2 hoạt chất Trycyclazole và Hecxaconazole.

Cách dùng:

  • Lượng nước phun từ 320 – 400 lít/ha.
  • Phun thuốc khi tỉ lệ bệnh khoảng 5 -10%

Chú ý khi sử dụng

  • Có thể pha chung với các loại thuốc trừ sâu bệnh khác
  • Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch

Để tri ân khách hàng đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Đức Thành bắt tay cùng Lúa Vàng Việt gửi đến quý khách hàng chương trình khuyến mãi tưng bừng, giảm đến 50.000đ cho mỗi bao gạo từ 5kg.

Nhanh tay mua hàng và đổi gạo tại các hệ thống đại lý của Đức Thành nhé!

1. Tên chương trình:“Mua hàng Đức Thành, tặng phiếu mua gạo Lúa Vàng Việt”

2. Thời gian áp dụng: Từ 15/07/2022 đến hết ngày 30/06/2023

3. Khu vực áp dụng: Nội tỉnh Tây Ninh

4. Đối tượng áp dụng: Khách mua lẻ sản phẩm phân bón hữu cơ Hi-Tech Organic, thuốc bảo vệ thực vật Đức Thành tại các hệ thống đại lý có gắn kèm theo phiếu mua hàng.

5. Thời gian đổi phiếu mua hàng: Đến hết ngày 31/12/2022

6. Các sản phẩm áp dụng chương trình khuyến mãi: Phân bón hữu cơ Hi-Tech Organic và thuốc BVTV: UPPER 400SC 240ml, DT EMA 40EC 480ml, và các loại phân bón lá trong danh mục.

Mọi thắc mắc về chương trình quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 0933 921 349 để được tư vấn, hướng dẫn.