06/2017
Phòng trừ bệnh khô vằn (đốm vằn) hại lúa

Đầu tiên vết bệnh có màu lục tối, hình bầu dục, sau đó lan rộng ra và liên kết lại tạo thành những đốm vằn vện như da beo rất dễ nhận diện.
Bên ngoài viền có màu nâu, bên trong có màu xám xanh hoặc xám vàng. Khi vết bệnh phát triển mạnh thì trở nên khô vàng. Phần trên vết bệnh mọc những sợi nấm màu trắng. Hiện tượng này thường nhận thấy rõ khi bệnh tấn công trên cây lục bình.
B/ Tác nhân:
Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani tấn công và lây lan dưới dạng hạch nấm. Hạch nấm nổi được trên mặt nước, cho nên lây lan rất mạnh qua nguồn nước. Nấm khô vằn còn ký sinh trên nhiều loại cỏ dại và cây trồng khác như cỏ ống, mần trầu, cỏ lòng vực, đuôi phụng, cây lục bình…
C/ Đặc điểm phát sinh, phát triển:
Hạch nấm Rhizoctonia solani có thể lưu tồn trong đất, rơm rạ từ vụ trước, các loại cỏ dại trên bờ ruộng, nguồn nước tưới từ sông, rạch….
Bệnh tấn công từ gốc lúa rồi dần lên bẹ, thân đến lá và ngọn. Nếu điều kiện thuận lợi bệnh có thể xuất hiện rất sớm trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện phổ biến vào các thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín.
Cùng một thửa ruộng lúa, bệnh thường xuất hiện trước ở những vùng trũng nước, lúa dày, lá xanh đậm thừa đạm.
Bệnh khô vằn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Ở những ruộng bón thừa đạm giai đoạn đẻ nhánh và thúc đòng. Khâu vệ sinh đồng ruộng chưa được tốt, cỏ dại xung quanh bờ ruộng đang mắc bệnh rất dẽ lây lan. Nguồn nước bơm từ kinh, rạch có nhiều cây lục bình cũng là mối đe dọa lôi cuốn hạch nấm vào ruộng lúa. Những ruộng bón Kali thấp, thường bệnh nặng hơn.
Nếu không có biện pháp quản lý tốt, bệnh khô vằn xuất hiện sớm sẽ gây thối bẹ, thối thân, bà con nông dân hay gọi là “ ung thư ”. Bệnh tấn công giai đoạn đòng _ trổ sẽ gây nghẹn đòng, bông không trổ thoát ra được. Bệnh tấn công giai đoạn trổ _ chín sẽ có nguy cơ gia tăng hiện tượng lem lép hạt. Có thể gây thiệt hại nặng đến năng suất và phẩm chất lúa.
D/ Biện pháp phòng trừ
+Biện pháp tổng hợp
– Vệ sinh đồng ruộng thật tốt.
-Làm sạch cỏ bờ ruộng, cắt ngay nguồn lây lan
– Cày phơi ải, lật đất để vùi hạch nấm.
– Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
– Gieo sạ với mật độ thích hợp.
– Bón NPK cân đối, tránh bón thừa đạm.
+Biện pháp hóa học

HEXALAZOLE 300SC
(Sản phẩm công ty Đông Nam Đức Thành)
Để quản lý tốt bệnh khô vằn qua các giai đoạn phát triển của lúa ngắn ngày, ngoài các biện pháp phòng bệnh tổng hợp nêu trên, cần phải phun ngay Hexalazole 300SC khi thấy bệnh chớm xuất hiện hoặc phun phòng các thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh như sau:
PHUN HEXALAZOLE 300SC PHÒNG BỆNH KHÔ VẰN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Lần | Ngày sau sạ | Giai đoạn sinh trưởng | Liều, lượng/ 1.000 m2 | Ghi chú |
1 | 23-25 | Đẻ nhánh mạnh | 50ml / 25 lít nước x 1,5 bình | 3-5 ngày sau rải phân đợt 2 |
2 | 45-50 | Làm đòng | 40ml/ 25 lít nước x 1,5 bình | 3-5 ngày rải phân đón đòng |
3 | Trổ | Trổ lẹt xẹt | 50ml / 25 lít nước x 1,5 bình | Khi lúa trổ lẹt xẹt |
HEXALAZOLE 300SC là thuốc trừ nấm bệnh có chứa hoạt chất kép. Thuốc được sản xuất với công nghệ tiến tiến do công ty Đông Nam Đức Thành độc quyền phân phối tại Việt Nam.
Hexalazole 300SC có tính thấm sâu, lưu dẫn mạnh, bám dính tốt ít bị rữa trôi nên hiệu lực rõ rệt và kéo dài. Bà con nông dân luôn tin tưởng sử dụng và đã sử dụng rộng rãi.
Với sự hiện diện của hoạt chất kép. Hexalazole 300SC vừa phòng trị tốt bệnh khô vằn hại lúa còn hiệu lực mạnh với bệnh đạo ôn hại lúa. Rất tiện lợi trong sử dụng, giúp bà con nông dân cùng một lúc quản lý tốt hai bệnh phổ biến ( đạo ôn, đốm vằn ) trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Nguồn tin: KS Lam Nhi