Cảnh báo hàng loạt bệnh hại tấn công cao su • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Cảnh báo hàng loạt bệnh hại tấn công cao su

Theo thông tin ghi nhận từ báo Nông Nghiệp Việt Nam, hàng trăm hecta cao su ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đang bị tấn công bởi các bệnh hại nguy hiểm như xì mủ, loét sọc miệng cạo, thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá…

1. THỰC TRẠNG CHUNG

Những ngày gần đây, phần lớn diện tích cao su đã cho khai thác mủ ở khu vực Thừa Thiên – Huế mắc phải bệnh xì mủ và một số bệnh phát sinh gây hại. Dù đã được nông dân triển khai nhiều biện pháp phòng trừ nhưng bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn có xu hướng lây lan nhanh.

Không chỉ riêng khu vực Thừa Thiên – Huế, mà ở các địa phương trồng cao su khác như Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương,… tình hình bệnh hại nguy hiểm như loét sọc miệng cạo, xì mủ đang lây lan trên nhiều diện tích cao su.

Với diễn biến thất thường của thời tiết như hiện nay, những cơn mưa dầm kéo dài với lượng mưa lớn dễ gây ngập úng trên vườn cao su, tạo điều kiện lý tưởng để nấm bệnh phát triển và là nguyên nhân gây ra các loại bệnh hại như xì mủ, loét sọc miệng cạo, thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá…

2. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐÚNG CÁCH

Để phòng trừ hiệu quả và hạn chế ảnh hưởng của các loại bệnh trên cây cao su, bà con phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện cây bị bệnh, nếu thấy miệng cạo có vết loét thối rữa, có mùi hôi, mủ xì ra, thì phải lập tức ngưng cạo mủ.

Theo đó, phải làm sạch vết thương, dùng sản phẩm thuốc trừ bệnh RUBBERCARE 720WP của công ty Đức Thành với thành phần Metalaxyl và Mancozeb, có hiệu lực phòng bệnh nhanh và an toàn, để bôi vào vết bệnh.

Sau khi kết thúc mùa khai thác mủ, phải vệ sinh miệng cạo sạch sẽ, sau đó dùng thuốc bôi vào vết cạo, để khô thuốc rồi bôi thuốc liền sẹo bên ngoài nhằm bảo vệ vết cạo không bị thấm nước mưa hoặc nấm bệnh xâm nhập.

Với bệnh nấm hồng, người dân cần nhận biết vết bệnh ban đầu xuất hiện những giọt mủ có màu hơi trắng, gặp điều kiện thuận lợi vết bệnh từ màu trắng chuyển sang màu hồng nhạt và lan rộng…
Khi phát hiện bệnh, bà con nên cắt bỏ những cành chết do bệnh để hạn chế sự lây lan và phun trừ bằng sản phẩm VILLA-FUJI 100SL hoặc ZILLA 100SC của công ty Đức Thành.

VILLA-FUJI 100SL là một chế phẩm sinh học, được sản xuất qua quá trình lên men một dòng nấm Streptomyces, có tác động kháng sinh, chủ yếu với các nấm Rhizoctonia, Corticium và Sclerotium gây ra.
– Liều lượng: 16 – 32 ml/bình 16 lít nước
– Phun khi bệnh chớm xuất hiện với tỉ lệ bệnh khoảng 5 – 10%

ZILLA 100SC là thuốc trừ nấm bệnh thẩm thấu nhanh, nội hấp, lưu dẫn, chuyên đặc trị các loại nấm bệnh trên cây trồng. Đặc trị các bệnh do nấm Collectotrium, Fusarium và Corticium gây hại trên cây trồng.
– Liều lượng: 250ml/ phuy 200 lít nước
– Thời gian cách ly ngưng thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch
– Lưu ý: Lắc đều chai trước khi sử dụng

Nguồn: https://nongnghiep.vn/hang-tram-ha-cao-su-bi-nhieu-loai-benh-hoanh-hanh-d328976.html