Các loại bệnh thường gặp ở sầu riêng và thuốc đặc trị thối trái sầu riêng

Các loại bệnh thường gặp ở sầu riêng và thuốc đặc trị thối trái sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây có giá trị kinh tế cao nhưng lại thường dễ mắc nhiều loại bệnh, điển hình là bệnh thối trái. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp ở sầu riêng và thuốc đặc trị thối trái sầu riêng hiệu quả hữu hiệu cho mọi nhà nông.

bệnh thối trái sầu riêng

Nhiều người tìm thuốc đặc trị thối trái sầu riêng để nâng cao năng suất trong trồng trọt
(Ảnh: Internet)

Các bệnh thường gặp ở cây sầu riêng

Bệnh cháy lá, chết ngọn

Cháy lá, chết ngọn là bệnh hại do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Loại nấm này xuất hiện và phát triển trong môi trường có độ ẩm cao, thiếu nắng. Do đó, loại bệnh này thường có và lan truyền rất nhanh vào mùa mưa. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn lây lan trực tiếp hoặc di chuyển nhờ vào dòng nước trong vườn, rơm rạ phủ đất. Cây sầu riêng gặp bệnh này, lá sẽ dần khô, dẫn đến chết ngọn, thậm chí một số cây còn trụi lá. Đó cũng là nguyên nhân khiến cây không thể phát triển, đem lại năng suất cao vào mùa thu hoạch.

Bệnh thối rễ

Bệnh thối rễ ở cây sầu riêng do nấm Pythium Complectens gây ra. Thông thường loại nấm này có sẵn trong đất, khi trời mưa, đất trở nên ẩm ướt và nấm sẽ phát triển, tấn công vào rễ cây. Nấm Pythium Complectens khiến rễ cây không hút được dưỡng chất có trong đất. Từ đó làm cho lá cây bị úa vàng, rụng dần, cây cũng sẽ chết. Với những biểu hiện như vậy, bệnh thối rễ rất khó phát hiện từ sớm, thường khi phát hiện, bệnh ở cây đã nghiêm trọng.

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá thường xuất hiện trong giai đoạn cây sầu riêng còn non. Loại bệnh này do nấm Phomopsis gây ra. Biểu hiện của bệnh này là lá cây nổi đốm màu vàng, lá rụng, cây còi cọc, chậm  phát triển. Nếu phát hiện những lá bị đốm lá, bạn cần cắt bỏ sớm để ngăn chặn tình trạng lây lan trên diện rộng. Cách phòng tránh bệnh này, bà con không nên bón quá nhiều phân đạm và bổ sung phân hữu cơ vi sinh để cây có đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh chống lại sâu bệnh.

Bệnh đốm lá sầu riêng

Bệnh đốm lá thường gặp ở những cây sầu riêng non (Ảnh: Internet)

Bệnh xì mủ chảy nhựa

Khác với đốm lá, bệnh xì mủ chảy nhựa thường xuất hiện ở cây sầu riêng trưởng thành. Điều kiện lý tưởng để bệnh này phát triển là những vườn sầu riêng có mật độ dày, không được tỉa tán cây, khu vực ẩm, mùa mưa nhiều. Khi mắc bệnh này, những cành non trên cây sẽ bị héo và chết dần. Các vết thối, mủ xuất hiện trên thân cây, khi lan rộng sẽ có thể dẫn đến tình trạng chết nguyên cây.

Bệnh đốm rong

Bệnh đốm rong do tảo Caphaleuros gây ra, có thể gặp ở những cây sầu riêng đã trưởng thành và cả trên thân, cành non. Khi bệnh đốm rong, cây sầu riêng sẽ có những biểu hiện như bề mặt lá xuất hiện đốm trơn màu nâu đỏ, hơi nhô trên bề mặt. Độ ẩm cao, vườn rậm rạp, nhiều cỏ là điều kiện thuận lợi để bệnh này phát triển. Bạn cũng cần chú ý, cây vào mùa trước hoặc sau thu hoạch thường sức khỏe” yếu cũng là thời cơ cho bệnh này lan rộng.

Bệnh thán thư

Là bệnh phổ biến trên cây sầu riêng vào giai đoạn đầu mùa mưa hoặc những ngày có sương nên bệnh thán thư không còn xa lạ với nhà nông. Bệnh do nấm Collototrichum gloeosporioidess gây ra. Khi bị bệnh, lá cây sẽ xuất hiện những đốm lõm màu nâu. Những đốm này nằm từ ngoài rìa và chóp lá sau đó lan vào trong khiến lá bị khô và rụng. Cây bị bệnh nặng có thể vì khô héo mà chết.

Bệnh nấm hồng

Trong điều kiện trời mưa kéo dài, độ ẩm không khí cao, cây sầu riêng thường mắc bệnh nấm hồng. Loại bệnh này do nấm Erythricium salmonicolor gây ra, được phát tán chủ yếu qua nước mưa, côn trùng và gió. Khi mới bị bệnh, thân cây sẽ có một lớp tơ màu trắng đục, càng về sau lớp tơ này chuyển sang màu nâu đỏ và lan ra khắp thân cây. Khi bị nấm hồng, cây sầu riêng sẽ bị giảm khả năng quang hợp, không được xanh tốt, cành non bị khô héo, thậm chí làm mục cành, thân cây.

Bệnh nấm hồng sầu riêng

Khi bị nấm hồng, thân sầu riêng sẽ có lớp tơ màu nâu đỏ (Ảnh: Internet)

Bệnh vàng lá

Bệnh vàng lá ở cây sầu riêng do nấm Phythophthora và Fusarium gây ra. Khi bị 2 loại nấm này tấn công, lá cây sầu riêng ban đầu sẽ ngả vàng rồi sau đó rụng dần. Điều này khiến cho cây quang hợp kém, khó sinh trưởng, cây còi cọc. Khi bị bệnh, phần rễ cây sầu riêng bị thối, có màu nâu, vỏ rễ bị tuột ra. Một khi bộ rễ bị chết, toàn cây cũng sẽ chết.

Bệnh rỉ sắt

Bệnh rỉ sắt hay còn được gọi là bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng do vi khuẩn Xanthomonas campestricpv.cv gây ra. Trong điều kiện nhiệt độ cao (20-30 độ C), cùng độ ẩm cao, loại vi khuẩn này rất dễ phát triển. Chúng thường gây hại cây non, lá non. Khi bị bệnh, trên lá cây sầu riêng sẽ xuất hiện những đốm màu vàng sáng, kích thước nhỏ như vết kim châm. Sau khi bệnh phát triển, những vết này chuyển sang màu nâu nhạt.

Bệnh này lây lan khá nhanh, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến năng suất cây sầu riêng. Bà con cần chú ý cung cấp dinh dưỡng theo các thời kỳ sinh trưởng của cây, không để cây thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là giai đoạn ra quả non.

Bệnh thối trái sầu riêng

Thối trái sầu riêng là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trồng trọt. Bệnh này do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Loại nấm Phytophthora palmivora gây hại cho sầu riêng ở mọi giai đoạn phát triển, nhất là vào mùa mưa. Chúng tấn công từ các vết đục trước đó của các loại sâu, dần dần lây lan và phát tán. Bệnh thường đi kèm hiện tượng lá vàng úa, sinh trưởng kém, thịt trái bị nhũn, có mùi chua khó chịu, rụng trái hàng loạt.

Bệnh thối trái sầu riêng khá phổ biến

Trái sầu riêng bị nấm là bệnh nghiêm trọng khiến nhiều người “đau đầu” (Ảnh: Internet)

Cách phòng, trị bệnh thối trái trên sầu riêng

Thối trái sầu riêng là bệnh nguy hiểm, nó không chỉ gây hại ở trái mà còn gây hại đến nhiều bộ phận khác trên cây. Đặc biệt, bệnh này làm trái bị thối hàng loạt, trái nhỏ, chín sớm, rụng nhiều. Bệnh có lây lan từ trái này sang trái khác, kể cả những trái sau mùa thu hoạch.

Do đó, cách phòng và thuốc đặc trị thối trái sầu riêng luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của nhiều người.

Gom những trái sầu riêng bị thối để tiêu hủy

Gom những trái sầu riêng bị thối để tiêu hủy tránh tình trạng bệnh lây lan (Ảnh: Internet)

Phòng bệnh cho cây sầu riêng bị thối trái:

  • Tiến hành cắt tỉa những trái, cành lá đã bị nhiễm bệnh, thu gom ra khỏi vườn để tiêu hủy.
  • Để hạn chế bệnh sầu riêng bị thối trái, bà con nên cần đảm bảo vườn thoát nước tốt vào mùa mưa. Tốt nhất, bạn nên tạo mương rãnh để vườn không bị ngập úng.
  • Chọn giống sầu riêng khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt cũng là cách đơn giản phòng bệnh hiệu quả.
  • Khi trồng vườn sầu riêng, cần cân mật độ giữa các cây thích hợp, đảm bảo tạo sự thông thoáng.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh vườn, thu gom lá rụng để các loại nấm gây hại không có điều kiện sinh trưởng.
  • Áp dụng các phương pháp cải tạo nền đất tơi xốp, thoáng khí, để đất không bị ngậm nước.
  • Cân đối việc bổ sung dinh dưỡng giữa đạm, lân, kali, tránh tình trạng thừa đạm.
  • Khi cây ra trái, nên kiểm tra thường xuyên, tỉa bớt cành hoặc trái nhỏ có dấu hiệu bị bệnh.

Phòng bệnh bằng phân bón

  • Bón phân cân đối tránh bón phân thừa đạm, bổ sung hữu cơ định kỳ (ưu tiên các dòng hữu cơ vi sinh có nấm Trichoderma). Bà con nên sử dụng phân hữu cơ của công ty Đông Nam Đức Thành Hi-Tech Organic có hàm lượng hữu cơ cao và các chủng vi sinh vật có ít cho cây sầu riêng. Đối với cách này, bạn cần lưu ý, nên bón 5-7kg phân/1 gốc cây (đang trong giai đoạn ra trái).
  • Phun RUBBERCARE 720WP định kỳ 10-15 ngày với liều lượng 800g – 1kg/200 lít nước. Thời gian tối thiểu phun trước khi thu hoạch là 15-20 ngày.

Phòng bệnh cây sầu riêng bằng phân bón

Phân bón hữu cơ có tác dụng cải tạo đất trồng, giúp đất màu mỡ, thoáng khí, tơi xốp, tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đồng thời còn giúp cân bằng độ pH và tăng cường khả năng giữ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển tốt.

Hy vọng, qua bài viết, bà con có thể có thêm thông tin, nhận biết được các loại bệnh thường gặp ở sầu riêng từ đó có cách điều trị phù hợp và kịp thời. Đồng thời, với thuốc đặc trị thối trái sầu riêng giới thiệu trên, bà con có thể áp dụng hiệu quả giúp cây phát triển tốt, đạt năng suất cao trong mùa tới.